NỀN NHÀ CŨ CỦA NGUYỄN TRÃI

     Phía sau công trình đền thờ Trần Nguyên Đán 200m, là dấu tích nền nhà cũ của Anh hùng dân tộc – Danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi. Nơi đây, hơn 500 năm trước (từ năm 1435 – 1442) Nguyễn Trãi đã về đây nương theo sườn núi, lấy cây rừng đá núi dựng lên nếp nhà đơn sơ. Mừng ngôi nhà mới của Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân – một người bạn đương thời của ông đã viết:

“Nhất điều thuỷ lãnh tri tam quán
Tứ bích gia bần phú lục kinh”

     (Nghĩa là: Nhà của quan Tri Tam lạnh lẽo như một dòng suối, bốn vách xác xơ chỉ có sách là giàu). Ở đây ông vui với cảnh thiên nhiên, rừng núi Côn Sơn và sáng tác bài Côn Sơn ca bất hủ.

     Hiện nay, dấu tích ngôi nhà xưa chỉ còn lại nền nhà bằng phẳng dài 17m rộng 7m nằm bên cạnh Thạch Bàn. Di tích này đã được phát hiện từ năm 1979.

     Năm 2000, Bảo tàng Hải Dương tiến hành thám sát khảo cổ, diện tích 3m2 (lm x 3m), sâu 0,7m, theo hướng Đông Tây. Kết quả tìm được một số mảnh ngói thời Trần, Lê và nhiều cục than cháy. Năm 2005, Ban quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đã tôn tạo khu vực nền nhà Nguyễn Trãi, kè đá xung quanh và xây dựng một nhà bia ghi dấu ấn di tích nền nhà cũ của Nguyễn Trãi.

Ban Quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc.

Trả lời