LỄ CẦU AN, HỘI HOA ĐĂNG – LỄ HỘI MÙA THU KIẾP BẠC

Lễ hội hoa đăng cầu siêu thoát là nhu cầu tâm linh của người Việt, là một trong những nghi lễ đặc trưng trong lễ hội truyền thống đền Kiếp Bạc. Siêu là xuất, có nghĩa là xuất thần. Thoát tức là thoát hoán phàm trần. Cầu siêu có nghĩa là cầu cho vong hồn người đã khuất được mát mẻ, siêu thoát phàm trần, thể hiện rõ triết lý âm, dương giao hoà trong tâm thức người Việt.

Lễ hội hoa đăng Kiếp Bạc nhằm mục đích tưởng niệm các anh hùng, liệt sỹ đã hy sinh vì tổ quốc ở các triều đại. Đặc biệt cầu siêu thoát cho các vong hồn tướng sỹ nhà Trần và vong hồn trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông trên sông Lục Đầu. Qua đó, cầu cho quốc  thái dân an, nhân khang vật thịnh, mưa  thụân gió hoà, mùa màng tươi tốt.

http://consonkiepbac.org.vn/Content/Images/UserFiles/image/2015/thang%205/tc%20hoa%20dang.JPG

Toàn cảnh Lễ cầu an, Hội hoa đăng – Lễ hội mùa thu Kiếp Bạc

http://consonkiepbac.org.vn/Content/Images/UserFiles/image/2015/thang%205/le%20cau%20an%201.JPG

Lễ cầu an, Hội hoa đăng đền Kiếp Bạc

http://consonkiepbac.org.vn/Content/Images/UserFiles/image/2015/thang%205/tha%20hoa%20dang.JPG

Lễ hội hoa đăng trên sông Lục Đầu

Từ năm 2007 đến nay, lễ hội hoa đăng được phục dựng với quy mô hoành tráng. Địa điểm được chọn tổ chức nghi lễ là sông Lục Đầu, bến Vạn kiếp. Việc dựng đàn tháp cầu an trên đường thần đạo, nội minh đường đền Kiếp Bạc và trên đê sông Lục Đầu là biểu thị nét đẹp văn hoá tâm linh trong việc ứng nhân, xử thế và gìn giữ giá trị truyền thống của dân tộc. Trên bộ, 9 tầng tháp tượng trưng cho trục nối, giao thoa trời – đất, âm – dương. 9 tầng hoa văn đặc trưng của Đạo – Phật – Nho đan xen tạo nên một bức tranh đa sắc màu lộng lẫy tựa như tháp pha lê nguy nga trong đêm hội. Sợi dây trắng, hồng nối từ tháp xuống sông, tượng trưng cho Cầu Siêu Thoát. Dưới sông, từng đoàn thuyền chở đầy ắp hoa đăng, lung linh, bừng sáng cả góc trời Vạn Kiếp. Những cánh hoa rực rỡ chở tình cảm tri ân của thế hệ hôm nay gửi gắm về cõi xa xăm, không phải ngẫu nhiên tụ hội quanh Cồn Kiếm (dải đất hình thanh kiếm của Trần Hưng Đạo giữa sông Lục Đầu) tạo thành Thanh kiếm lửa – Đó là sự linh ứng, siêu thoát của các vong hồn… Trên không, pháo bông, đèn trời rực rỡ…Tất cả ngập tràn trong không khí thiêng liêng, huyền ảo. Một cảm giác nhẹ nhàng, phấn chấn và siêu thoát thực sự choáng ngợp…đọng lại trong lòng mỗi người sự biết ơn, niềm kiêu hãnh, tự hào. Nghi lễ đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách.

Trả lời