BIA CÔN SƠN TƯ PHÚC TỰ BI

Bia Côn Sơn Tư Phúc Tự Bi dựng năm Hoằng Định thứ 8 (1607). Văn bia trang trí mỹ thuật độc đáo, niên đại cụ thể, nội dung văn bia rõ ràng, chứa đựng những giá trị văn hóa, lịch sử, mỹ thuật đặc sắc, là tư liệu quan trọng khi nghiên cứu về quá trình phát triển của chùa Côn Sơn và lịch sử Phật giáo Việt Nam thế kỷ XVII.

Ngày 15 tháng 02 năm 1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Côn Sơn, Người đã đọc tấm bia này. Hình ảnh Bác Hồ đọc bia ở chùa Côn Sơn đã trở thành một trong những biểu tượng văn hóa của thời đại, tô thắm thêm truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.

Năm 2017, bia Côn Sơn Tư Phúc Tự Bi được Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia.

Bia có 6 mặt, nội dung như sau:

Mặt 1: CÔN

Đệ tam Tổ triều Trần chùa Côn Sơn Tư Phúc, xã Chi Ngại, huyện Phượng Nhãn, tự pháp Huyền Quang Ma Ha Đại Tôn Giả truyền đến, năm Hoằng Định thứ 8 (1608), trụ trì sơn tăng Mai Tri Bản tự Huệ Pháp hiệu Pháp Nhẫn vốn sẵn có Phật tính, Phật duyên, từ đó xuất gia đầu Phật đã được hơn 20 năm, may gặp được minh sư truyền giáo, chính tông minh tâm kiến tính học phép Đại Thừa, tu hành khổ hạnh, thụ nhẫn thân pháp ngộ Phật, thụ ký được thần thông, chu du Quốc thổ, được lực từ tại[1]. Có duyên Phật pháp, khuyến hoá chư thiên (khắp mọi nơi) làm chư Phật sự. Nay sơn tăng tự Huệ Pháp hiệu Pháp Nhẫn, trước kia đã mua điền thổ □□, làm công đức. Sau suất môn đồ lại khuyến quan lại, quý chức, cung tần, thái nữ cùng phát gia tài mua các thửa ruộng, lại hưng công xây dựng thiêu hương, tiền đường, hậu đường, tả hữu hành lang, tam quan, trùng tu thượng điện, trùng tu tượng Phật, lại khắc các kinh, nhân đó mua bia đá khắc những công đức ấy lưu truyền hậu thế và các tăng chủ được kê khai ở sau:

Đại lý tự Thiếu khanh Hào Nghĩa tử Đào Văn Liêm tự Pháp Trung □ và phu nhân Phạm Thị Ngọc Thán hiệu Từ Trí, cha là Nguyễn Văn Đinh, mẹ là Bùi Thị Ngọc Quỳnh, Đào Thị Đoan, con gái Đào Thị Lan Hội chủ xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín xuất gia tài hưng công xây dựng 7 gian hậu đường, 2 chái, trùng tu thượng điện, trùng tu tượng Phật, lại trùng san các kinh…

Mặt 2: SƠN

Hội chủ xã Xích Đằng, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu: Tây quân Đô đốc phủ Hữu đô đốc Nghị Quận công Nguyễn Duy Nhất và con gái công đức tiền 100 quan.

Phu nhân Nguyễn Thị Ngọc Ư hiệu Từ Ái hưng công xây dựng 16 gian hành lang bên tả, bên hữu, công đức tiền 250 quan.

Xã Tử Nê, huyện Tiên Du, phủ Từ Sơn: Bá phu nhân Mai Thị Ngọc Tú, hiệu Từ Vinh, mẹ Nguyễn Thị Nhữ, hiệu Từ Nhân hưng công xây dựng 13 gian đông hành lang, công đức tiền 220 quan, mới mua 2 sào ruộng vườn cúng thí làm Tam bảo. Tín thí phu nhân Trương Thị Ngọc Vệ, Hoàng Thị Quyến, Bùi Thị Dư (?), Trịnh Thị Bạch, Triệu Thị Luyện, Đinh Thị Liêu.

Xã Đức Trạch, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu: Bá phu nhân Hoàng Thị Na hiệu Từ Quý. Cha là Hoàng Văn Bang hưng công xây dựng 13 gian tây hành lang, công đức 220 quan tiền. Tín thí Bùi Thị Điện, Hoàng Thị Đãi, Nguyễn Duy Lực, Hoàng Thị Nghiêm, Hoàng Thị Biện, Nguyễn Thị Thìn, Đào Thị Luyện, Đông Lĩnh hầu Vũ Khắc Kính, Phu nhân Lê Thị Hiền.

Xã Nhị Khê, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín: Bá phu nhân Trần Thị Hinh, hiệu Từ Hỉ. Cha là Trần Nhũ, vợ Nguyễn Thị Ni, Trần Văn Tể, Trần Văn Giai, Trần Thị Nhẫn, Trần Thị Hương, hưng công xây dựng tam quan 60 quan tiền, lại công đức hậu đường 25 quan tiền và tín thí Nguyễn Thị Tường, Ngô Thị Tươi, Nguyễn Thị Bích, Nguyễn Công Tá. Tín thí hậu đường Nguyễn Thị Ngọc Duyên, Nguyễn Duy Tinh, phu nhân Lê Thị Liễu, Bùi Văn Triền, Bùi Văn Khoan, Bùi Thị Độc, Nguyễn Thị Đinh hiệu Từ Thành. Tín thí tây hành lang Bùi Thị Mát, Bùi Thị Ngọc Tấu, Trịnh Thị Đình.

Mặt 3: TƯ

Tín thí xã Chi Ngại: Nguyễn Chu Khương, Nguyễn Thị Mại mới mua 2 sào ruộng tại xứ Đồng Am cúng cho Tam bảo. Hoàng Mục Điều tự Phúc Thành, Nguyễn Dụng tự Phúc Hải, Nguyễn Khả tự Phúc Trí, Nguyễn Thể tự Phúc Tuyền, Phùng Đại tự Phúc Duyên, Nguyễn Duy Hoà tự Phúc Chính, Nguyễn Dị tự Phúc Cường, Phùng Tây tự Phúc Thọ, Lê Đức □ tự Phúc Thắng, Nguyễn Trọng □ Huyền Đức, Lê Thời Hàng Hiến.

Cai tổng Nghĩa Đô bá Hoàng Thái, Xã trưởng Nguyễn Phong, Tướng thần Phùng Trí, Nguyễn Trọng Tháo, Hoàng Tam Kiệt, Phùng Đội, Nguyễn Sầm, Quách Thế Đổ, Nguyễn Thứ, Nguyễn Dận, Thân Minh, Nguyễn An, Nguyễn Văn Bang, Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn Nghiêm, Nguyễn Trọng Huy, Quách Tử Kinh, Quách Đài, Nguyễn Khải, Quách Nãi, Nguyễn Mẫn, Phùng Viên, Nguyễn Đình Diệc, Nguyễn Giáp, Nguyễn Vệ, Chúc Văn Thưởng, Nguyễn Lận, Lê Tiến, Hoàng Bẩm, Hoàng Giai, Nguyễn Mậu, Hoàng □, Nguyên Tao, Hoàng Chí, Nguyễn Hội, Nguyễn Thế Vinh, Hoàng Lỗi, Nguyễn Hưu, Hoàng Phẩm, Nguyễn Thu.

Thập phương: Nguyễn Triền, Nguyễn Văn Tráng, Nguyễn Huấn, Quách Gia, Nguyễn Phúc, Hoàng Hồ, Lê Thông, Quách Trấn, Phùng Trúc, Thân Liêu, Nguyễn Văn Phương, Nguyễn Đình La, Nguyễn Liễn, Quách Lan, Phùng Đệ, Nguyễn Hữu, Nguyễn Xuân, Nguyễn Lân, Nguyễn Truân.

Tín thí thập phương: quan Tuần phủ Đô Vĩnh bá Nguyễn Hữu Dư; Trần Tử Đội tự Phúc Khánh, Phùng Hy tự Phúc Vặn.

Xã Phú Động: Nguyễn Văn Thiết tự Phúc Bằng, Nguyễn Văn Khoa tự Phúc Khang, Phạm Văn Đô tự Phúc Tâm, Nguyễn Vân Đằng tự Phúc Khánh, Nguyễn Văn Khuê tự Phúc Nhân, Lê Nhuệ tự Phúc Quảng, Lê Vĩnh Thọ tự Phúc Thành, Trịnh Đãi tự Phúc Độ, Nguyễn Như Sơn tự Phúc Hiền, Nguyễn Văn Yển tự Phúc Đạo, Lê Lận tự Phúc Lương, Tạ Kim Bôi tự Phúc Hoà, Ngô Văn Khuê tự Phúc Nghĩa, Lê Mệnh tự Phúc Tân, Bùi Ngọc Dao, Nguyễn Đảng, Tạ Văn Thông tự Phúc Cơ, Lê Tán tự Phúc Đạt, Nguyễn Thị Bàn, Phạm Đình Dương tự Phúc Đường, Phạm Khâm tự Phúc Tiên, Lê Văn Hy tự Phúc Đa, Nguyễn Văn Điểm tự Phúc Cần, vãi Trần Thị Điểm hiệu Từ Diên, Trần Thị Lãm hiệu Từ Giám, Nguyễn Thị Yếm hiệu Từ Ân, Nguyễn Thị Thốc (Thóc) hiệu Từ Bi, Trần Thị Ba.

Xã Vĩnh Đại, huyện Đông Triều: Nguyễn Sơ Ni tự Phúc Sơn, Phạm Khâm tự Phúc Tráng, Nguyễn Sơ Thời tự Phúc Cường, Nguyễn Quang Huy tự Phúc Xuyên, Nguyễn Văn Thư tự Phúc Đức, Nguyễn Văn Tiệm tự Phúc Thành, Lê Bá Chi tự Phúc Quang, Lê Văn Lan tự Công Chính, Nguyễn Nhâm tự Phúc Lương.

Xã Lạc Sơn: Mai Thị Ngọc Kính hiệu Từ Minh.

Xã An Quảng: Nguyễn Thị Sâm, hiệu Từ Liêm;

Xã Hà Liễu: Mạc Thị Toại hiệu Từ Duyên, Tổng sĩ Phạm Văn Đô tự Phúc Quảng.

Xã Đại Bát bốn người: Bùi Thị Đề, Nguyễn Văn Ức tự Ngộ Tiên, Nguyễn Thị Tảo hiệu Từ Hiền, Hoàng Hữu Đức tự Phúc Tín hệu Huyền Thông, Lưu Thị Nước hiệu Từ Quảng.

Xã Hoàng Động hai người: Hoàng Bá Hành tự Phúc Tâm.

Xã Đại Bộ hai người: Trần Sinh tự Pháp Thông.

Xã Lạc Sơn, huyện Chí Linh bảy người:

Huyện □□: Sĩ Mai Nhân Phú tự Phúc Tráng, Đoàn Bá Đạt tự Phúc Uy, Đoàn Văn Chiêm tự Phúc Thọ, Nguyễn Hữu Nhân tự Đạo Long, Đoàn Bá Tái tự Phúc Lộc, Nguyễn Kim Cẩm tự Lương Tâm, Mai Thị Tiết hiệu Từ Năng, Nguyễn Văn Lượng tự Phúc Nham.

Xã Lạc Đạo, huyện Câu Đương: Mạc Văn Minh tự Phú Nham, sáu người: Mạc Đình Viên tự Đức Cao, Nguyễn Văn Khoa tự Phúc Xuyên, vãi Mạc Thị Tú hiệu Từ Ân, Nguyễn Thị Xung hiệu Từ Đức, Nguyễn Thị Ý hiệu Từ Ý, Vũ Viết Khang tự Quý Mai.

Xã Vĩnh Trú: Lê Thị Ngọc Lan hiệu Từ Kỷ.

Xã Đông Đôi: Hoàng Thị Minh hiệu Từ Đức.

Nam Giản cổ, xã Trâu □, tổng Câu Đương: Đồng Thời Trung tự Chân Thọ, Đồng Nhân Chính tự Phúc Hiền, Nguyễn Văn Luận tự Phúc Thận, Đào Văn Tĩnh tự Diên Lộc, Phạm Kỳ tự Đức Trọng, Nguyễn Đức Long tự Phúc Thành, Nguyễn Khánh Thọ tự Phúc Tuyền…

Mặt 4: PHÚC

Tổ sư tự Đạo Thái, giỗ ngày 2 tháng 2.

Sư phụ xã Từ Quán, huyện Giao Thuỷ, phủ Thiên Trường, Tỳ khưu Trần Đạo An tự Định Hương, trụ trì chùa Tịnh Quang, xã Từ Sơn truyền giáo.

Sư phụ trụ trì chùa Hoa Yên, ở núi Yên Tử sơn tăng Nguyễn Quỳnh Cư tự Huệ Quang; Thiền sư Ma Đỉnh Thụ ký.

Sư huynh trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm là Vũ Văn Thông tự Huệ Hải, hiệu Linh Không. [Chức] Tiền tăng hội Tư tăng chính sưu tập, am hiểu kinh điển có thể làm [chức] Tiến công lang Tăng lục Tư tăng thống, vãi Mai Thị An, hiệu Từ Quang.

Trụ trì Tỳ khưu tăng Mai Tri Bản tự Huệ Pháp, hiệu Pháp Nhẫn. Thiền sư và các môn đồ khai sáng Tỳ khưu ni Mai Ngọc Liên tự Huệ Diệu.

Đại lý tự Thiếu khanh Đào Văn Liêm tự Pháp Trung, Tự phu nhân là Phạm Thị Thán hiệu Từ Trí, Đinh Văn Hội tự Pháp Đạt, Lương Thị Ngọc Lan hiệu Từ Mỹ.

Nguyễn Thị Ngọc Ư hiệu Từ Ái, Mai Thị Ngọc Tú hiệu Từ Vinh, Hoàng Thị Na hiệu Từ Quý, Trần Thị Hinh hiệu Từ Hỉ, Nguyễn Ngọc Thự hiệu Huệ Quảng.

Chùa Tư Phúc ở Côn Sơn mới mua ruộng, tất cả là 80 mẫu, một thửa 13 mẫu, nằm ở Thượng Côn Sơn và Hạ Côn Sơn.

Một thửa 37 mẫu, 5 sào, nằm ở xứ A Di.

Một thửa 10 mẫu, nằm ở xứ Nước Mạch.,

Một thửa 10 mẫu, nằm ở xứ Rộc La.

Một thửa 6 mẫu, 5 sào nằm ở xứ Cự Đàm.

Một thửa 8 sào nằm ở xứ Đồng Chúc.

Hai thửa 3 sào nằm ở xứ Chùa Phóng và Đình Trình.

Mặt 5: CHÙA

Bài minh:

Trời xây Nam quốc,

Đất mở Bắc Kinh[2].

Tráng thay huyện Phượng,

Đẹp thay động Thanh.

Ba nghìn thế giới,

Khoe đệ nhất hình.

Yên Tử dựng trụ,

Bình Than tây thành.

Huyền Đinh sau trấn,

Lục Thuỷ tiền nghênh.

Phong cảnh tuyệt mỹ,

Hạc ca thanh bình.

Nguy nga tự vũ,

Diệu tướng kim tinh.

Lâu đài trăng sáng,

Chuông trống gió rung.

Tay vui ghế tựa,

Miệng đọc chân kinh.

Suối rồng phun ngọc,

Đất thánh phúc sinh.

Thân tu thành Phật,

Con cháu trâm anh.

Phúc dày lộc hậu,

Ngựa kéo xe nhanh.

Quyền cao chức trọng,

Nổi danh triều đình.

Đất trời xoay chuyển,

Thiên hạ thái bình.

Vạn phương thần phục,

Thánh chúa vạn minh.

Vạn năm công đức,

Vạn đại bi danh.

Hoằng Định thứ 8 (1608) Triền giáng uỷ chi thứ[3]

Chiên đường Nguyễn Đức Minh soạn

Ngu nhân Tạ Tuấn tự là Đạo Cao viết chữ.

Mặt 6: BIA

Tỳ khưu ni sơn tăng Mai Tri Bản tự Huệ Pháp, hiệu Pháp Nhẫn và môn đồ Tỳ khưu ni Mai Ngọc Liên tự Huệ Diệu ở xã Mai Cương, huyện Quế Dương, phủ Từ Sơn.

Hội chủ xã Thanh Khê, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng: Hiển Cung đại phu Hoa Khê bá Đinh Văn Hội tự Pháp Đạt, vãi Lương Thị Ngọc Lan hiệu Từ Mỹ, Phạm Thị Ngọc Tùng hiệu Từ Phú, Đinh Bá Danh tự Pháp Dũng, vãi Lương Thị Huệ hiệu Từ Duyên, Đinh Thị Tùng, Đinh Thị Sứ, Đinh Thọ Xuân, Đinh Thế Vũ, Đặng Văn Cao hưng công xây dựng năm gian thiêu hương ở tiền đường, lại mới mua một thửa ruộng 4 sào, nằm ở xứ Đồng Chúc cúng dàng làm Tam bảo.

Xã Văn Lâm Thái, huyện Quảng Xương, phủ Tĩnh Gia: Đồng tổng tri Đại Lộc bá Nguyễn Như Uyên tự Huệ Tráng, vãi Lê Thị Cẩm, hiệu Huệ Đạo công đức 3 quan tiền. Môn đồ trụ trì của bản chùa Mai Tiến Triều tự Huệ Thông; Nguyễn Đức Đôn tự Pháp Thường; Lê Nhuận tự Pháp Tín; vãi Trịnh Thị Hậu; Mai Văn Sâm tự Pháp Chân; vãi Đặng Thị Yên hiệu Từ Tín, Trần Văn Lâm tự Pháp Tính, Mai Mậu Tài tự Pháp Minh, Mai Văn Minh tự Pháp Hỷ, Nguyễn Thị Vịnh hiệu Từ Tính, Nguyễn Thị Huỳnh hiệu Từ Thận, Lê Thị Nghiêm hiệu Từ □, Lê Thị Bang hiệu Từ Bi, Nguyễn Thị □ hiệu Từ Tâm, Nguyễn Thị Cộng hiệu Từ Lộc, Nguyễn Thị Điểm hiệu Từ Minh, Nguyễn Thị Đột hiệu Từ Cẩn, sĩ Nguyễn Văn Quảng.

Nguyễn Thảo tự Đắc Phúc □□…, Nguyễn Như Hỷ tự Tịnh Minh, vãi Trần Thị Ngọc Nhan, Nguyễn Thị Thám, Nguyễn Đăng Đệ tự Pháp Diệu, Bùi Thị Điệp, Bùi Văn Năng tự Trung Phúc, Tín Đào Thị hiệu Từ Kính, Trần Văn Minh tự Phúc Tất, vãi Đồng Thị Dương hiệu Từ Duyên, Nguyễn Xuân Dương tự Đạo Minh, Trần Thị Năng hiệu Từ Nhiên, Đồng Quang Lộc tự Phúc Giang, Đồng Thị Ngọc Hoàng hiệu Từ Ninh, Vũ Văn Cẩm tự Chân Tín, vãi Vũ Thị Huyện hiệu Từ Huy.

Xã Đại Tân: Phạm Kỳ tự Pháp Hán, Trần Duy Tiến tự Thành Nhân, □ Trần Thị hiệu Từ Di, Lê Thị Chân hiệu Từ Nhẫn.

Xã Tam Tuyền: Thành Sơn hầu Lê Giám, phu nhân Lê Thị Ngọc… cúng vào Tam bảo. Nguyễn Thị Lãng hiệu Từ Quý, Nguyễn Trạch Nhậm tự Pháp □ phường Thái Cực.

  1. Đoạn này bị mờ mất một số chữ nên tạm dịch ý như vậy. Quốc thổ có thể là một vùng nào đó của Trung Quốc.
  2. Bắc Kinh: đạo Kinh Bắc (?)
  3. Hiện chưa rõ nghĩa là gì.

Ban Quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc.

Trả lời