KHÁM PHÁ CHÙA VĨNH NGHIÊM

Chùa Vĩnh Nghiêm (hay còn gọi là chùa Chúc Thánh, chùa La, chùa ông La, chùa Đức La) hiện nay tọa lạc tại thôn Quốc Khánh, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

Bảo tàng văn hoá Phật giáo Đại thừa

Chùa tọa lạc ở nơi có vị thế cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp với thế đất con quy ẩm thực, được thư tịch và tư liệu cổ ghi nhận là một danh lam cổ tự đứng đầu thiên hạ. Trong tấm bia khắc dựng ngày 04 tháng 09 năm 1606 ghi việc trùng tu Vĩnh Nghiêm có mô tả cảnh quan chùa như sau: “Chùa Vĩnh Nghiêm là một danh lam thắng tích. Trước mặt bên phải thì có Xương Giang, Đức Giang, chẽ nhánh hội vào Lục đầu giang mênh mông uốn khúc đưa con thuyền từ bi cứu vớt chúng sinh.

http://consonkiepbac.org.vn/Content/Images/UserFiles/image/2016/thang%2012/chua-vinh-nghiem%20(3).jpg

Chùa Vĩnh Nghiêm – Bắc Giang

          Đằng sau mé phải có Phương Sơn, Lạng Sơn, Hình Sơn, Quả Sơn trập trùng, quanh co muôn lớp sánh với cảnh Phật Bổ đà. Trong chùa thì kim tướng Phật ngự ở chính giữa an tọa trên tòa sen. Ngọc nữ bên trên dâng trà thượng giới, phong cảnh nơi đây thật kỳ diệu”. Chùa nhìn ra ngã ba Phượng Nhãn – nơi hợp lưu của hai con sông là sông Thương và sông Lục Nam, vùng Cẩm Lý – cửa ngõ ra vào núi Yên Tử. Bên kia sông là vương phủ của Trần Hưng Đạo, đền Kiếp Bạc.

Giữ một vị trí địa lý tâm linh quan trọng, chính vì vậy mà suốt nhiều thập kỷ qua, nơi đây đã trở thành địa điểm dừng chân lý tưởng cho du khách trước khi vượt sông leo núi về với kinh đô của đất thánh Yên Tử. Dân gian vẫn truyền tụng câu ca:

“Ai qua Yên Tử, Quỳnh Lâm

Vĩnh Nghiêm chưa tới thiền tâm chưa đành”

Chùa được xây dựng từ thế kỷ thứ XI dưới thời Vua Lý Thái Tổ (1010-1028) có tên là chùa Chúc Thánh (Chúc Thánh thiền tự). Theo bia tháp ghi lại, năm Thuận Thiên Nguyên Niên (1010), Vua Lý Thái Tổ cử hai quan trong triều là Nguyễn Đạo Thành và Phạm Hạt thiết kế đồ án, lo việc kiến thiết 8 ngôi chùa, trong đó có chùa Vĩnh Nghiêm ngày nay.

Chùa được hoàn thành vào năm 1016, vị trụ trì đầu tiên là Thiền sư Vạn Hạnh, kế tiếp là các vị: Đạo An, Minh Tâm, Bảo Tánh và Huệ Quang. Đến thế kỷ XIII, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã cho sửa sang, trùng tu, tôn tạo lại, đổi tên là chùa Vĩnh Nghiêm (Vĩnh Nghiêm tự) với mong muốn ngôi chùa mãi mãi trường tồn, mãi mãi tôn nghiêm.

Chùa Vĩnh Nghiêm từ lâu đã được nhân dân ta nhìn nhận và tôn vinh là một trong những Trung tâm truyền bá Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử thời Trần mang đậm bản sắc dân tộc, là nơi tổ chức và thành lập mô hình Phật giáo nhất tông trên cơ sở hợp nhất các thiền phái đã có trước đó và cũng là mô hình Giáo hội Phật giáo cho các tổ chức Giáo hội sau này.

Theo sử sách ghi lại, chùa Vĩnh Nghiêm là nơi có số lượng tăng, ni tham gia an cư kiết hạ rất đông và quần chúng phật tử đến nghe Pháp đại thừa khá lớn. Vì thế, chùa được xây dựng trong khuôn viên đất rộng, quy hoạch kiến trúc phải bảo đảm sự sinh hoạt cho tử chúng.

http://consonkiepbac.org.vn/Content/Images/UserFiles/image/2016/thang%2012/chua-vinh-nghiem%20(4).jpg

Chùa Vĩnh Nghiêm được xây từ thời Vua Lý Thái Tổ

          Nếu vào thời điểm nhà Lý, chùa ít người biết thì đến đời Trần, kể từ khi Trần Nhân Tông chính thức khai sáng Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và chủ trương đưa đạo Phật vào đời thì chùa Vĩnh Nghiêm với chức năng là trung tâm hoằng pháp của thiền phái đã có tầm ảnh hưởng rộng lớn không chỉ trong giới thiền môn mà còn ảnh hưởng sâu rộng trên nhiều giới, nhiều lĩnh vực, nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

Cả ba vị Tổ (Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang) đều lấy chùa Vĩnh Nghiêm làm trung tâm truyền bá Phật pháp của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, mà sau thời Trần nó vẫn tiếp tục phát triển theo dòng chảy của lịch sử Phật giáo Việt Nam. Gần 800 năm qua, Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã trải qua nhiều biến cố, gắn liền với những thăng trầm của lịch sử Việt Nam nhưng vẫn được duy trì và phát triển. Từ trung tâm Phật giáo Vĩnh Nghiêm, tư tưởng của dòng thiền này lan rộng khắp các miền trong cả nước và lan tỏa ra khu vực và trên thế giới.

Chùa Vĩnh Nghiêm chính là Thánh tích quan trọng bậc nhất của Phật giáo Việt Nam nói chung, của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nói riêng được coi là trường Đại học Phật giáo đầu tiên của Việt Nam và cũng được coi là chốn tổ Vĩnh Nghiêm, được các nhà nghiên cứu coi là “Bảo tàng Văn hóa Phật giáo Đại thừa”.

Công trình niến trúc nghệ thuật độc đáo

Trải qua gần một thiên niên kỷ với nhiều lần trùng tu, tôn tạo, công trình kiến trúc hiện nay của chùa Vĩnh Nghiêm là sản phẩm của hai triều đại Lê Trung Hưng và triều Nguyễn. Để đáp ứng nhu cầu thờ Phật và nơi đào tạo tăng đồ của cả nước, chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng với quy mô lớn. Các cụm kiến trúc được sắp xếp trong một không gian hình chữ nhật, dàn trải theo một trục dọc và theo trật tự từ hướng Nam đến hướng Bắc thành năm tổ hợp kiến trúc chính: Tam quan, Tam bảo, Nhà Tổ đệ nhất, Gác chuông, Nhà Tổ đệ nhị.

BQL Di tích lịch sử – văn hóa huyện Yên Dũng, Bắc Giang

Nguồn: thegioidisan.vn

Trả lời