CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

          Ban quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc trực thuộc Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh Hải Dương, là đơn vị sự nghiệp, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và sử dụng con dấu riêng để hoạt động.

  1. Từ năm 1994 đến năm 2006,

Ban quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc trực thuộc Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh Hải Dương, là đơn vị sự nghiệp, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và sử dụng con dấu riêng để hoạt động. Ban quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc quản lý các nguồn thu như sau:

  1.     Nguồn vốn xây dựng cơ bản do Bộ Văn hóa – Thông tin và tỉnh Hải Dương cấp để tu sửa, trùng tu các hạng mục công trình đang bị xuống cấp và hư hỏng; xây dựng các công trình mới, mở rộng quy mô di tích. Các công trình được thi công đúng trình tự xây dựng cơ bản, đảm bảo chất lượng và đưa vào sử dụng đạt hiệu quả.
  2.      Nguồn kinh phí hoạt động sự nghiệp do Sở Tài chính và Sở Văn hóa – Thông tin cấp, để Ban quản lý thực hiện việc chi trả lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, công tác phí… cho cán bộ công nhân viên, chi cho các hoạt động nghiệp vụ.
  3.     Nguồn kinh phí thu từ quỹ công đức gồm 3 loại:

– Tiền thu ở két công đức, do du khách hảo tâm tự bỏ.

– Tiền thu ở bàn, do người công đức nộp (được nhận lại Giấy ghi nhận công đức)

– Hiện vật công đức do người hảo tâm cung tiến.

Nguồn thu này Ban quản lý sử dụng cho việc tu bổ, xây dựng tôn tạo các hạng mục công trình ở hai di tích Côn Sơn và Kiếp Bạc như: Sửa chữa hai nhà trưng bày, xây lát gạch đường đi vào sân chùa, vườn hoa, xây nhà vệ sinh công cộng, xây nhà làm việc, xây dựng nơi hóa vàng sớ, xây nơi thắp hương ngoài trời ở Chùa Côn Sơn và Đền Kiếp Bạc… Có hơn 80% hệ thống câu đối, đại tự, đồ thờ ở Đền thờ Nguyễn Trãi, Chùa Côn Sơn và Đền Kiếp Bạc là do nhân dân công đức.

  1.  Nguồn thu lệ phí vé tham quan : Ban quản lý chi vào các khoản như : Trích nộp ngân sách hai xã Cộng Hòa và Hưng Đạo; chi phục vụ nhu cầu hoạt động hai kỳ lễ hội truyền thống, chi trả lương hợp đồng, chi cho hoạt động nghiệp vụ và xây dựng, tôn tạo di tích, chi thường xuyên .
  2. Từ năm 2006 đến nay:

Ban quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc trực thuộc Sở Văn hóa -Thông tin tỉnh Hải Dương (nay là Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch) là đơn vị sự nghiệp có thu, tự bảo đảm kinh phí hoạt động. Ban quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đã ban hành và thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan. Nguồn thu của Ban quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc hiện nay như sau :

  1. Nguồn thu từ phí tham quan di tích (phần được để lại đơn vị thu theo quy định hiện hành ), nguồn thu này được sử dụng vào việc chi hoạt động thường xuyên của đơn vị .
  2. Nguồn tiền công đức của khách thập phương:

+ Két công đức khách tham quan tự bỏ, tiền trên các ban thờ

+ Tiền thu ở bàn công đức, do người hảo tâm nộp (được nhận lại Giấy ghi nhận công đức)

+ Hiện vật công đức do người hảo tâm cung tiến.

  1. Các lệ phí khác như : phí thuyết minh, phí dịch vụ, phí vệ sinh, mức thu, tỷ lệ nguồn thu được để lại đơn vị sử dụng và nội dung chi thực hiện theo quy định hiện hành.

III. Lệ phí vé tham quan từ năm 1994 đến nay

  1. Từ năm 1994 đến 1996:

+ Giá vé vào di tích Côn Sơn      =   1.000đ

+ Giá vé vào di tích Kiếp Bạc     =   1.000đ

  1. Từ năm 1997 đến 2002:

+ Giá vé vào di tích Côn Sơn      =   3.000đ

+ Giá vé vào di tích Kiếp Bạc     =   2.000đ

  1. Từ năm 2003 đến 2006:

+ Giá vé vào di tích Côn Sơn      =   5.000đ

+ Giá vé vào di tích Kiếp Bạc     =   3.000đ

  1. Từ năm 2007 – 2008:

+ Giá vé vào di tích Côn Sơn      =   7.000đ

+ Giá vé vào di tích Kiếp Bạc     =   5.000đ

  1. Từ năm 2009 đến nay:

+ Giá vé vào di tích Côn Sơn      = 10.000đ

+ Giá vé vào di tích Kiếp Bạc     =  10.000đ

  1. Từ năm 2013 đến nay:

+ Giá vé vào di tích Côn Sơn      = 15.000đ

+ Giá vé vào di tích Kiếp Bạc     =  15.000đ

Hơn 10 năm qua, Ban quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đã sử dụng các nguồn vốn đạt hiệu quả, đảm bảo tiết kiệm và chi đúng chế độ, chính sách tài chính kinh tế hiện hành. Việc chấp hành luật tài chính, giải ngân, thanh quyết toán tháng, quý, năm hoàn thành đúng tiến độ.

Trả lời