Ngay sau khi được thành lập (1994) Ban quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đã tổ chức nghiên cứu xây dựng quy hoạch, kế hoạch trùng tu, tôn tạo di tích giai đoạn 1995 – 2000, phân kỳ thực hiện.
Ngay sau khi được thành lập (1994) Ban quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đã tổ chức nghiên cứu xây dựng quy hoạch, kế hoạch trùng tu, tôn tạo di tích giai đoạn 1995 – 2000, phân kỳ thực hiện.
- Những kết quả trong quản lý bảo tồn tu bổ di tích 6 năm đầu
Từ năm 1994 đến năm 2000 trong sáu năm đầu, Ban QLDT đã trực tiếp điều hành thực hiện hoàn thành giai đoạn 1, kế hoạch trùng tu chống xuống cấp hàng loạt các hạng mục công trình ở cả 2 khu di tích. Đồng thời nâng cấp cải tạo mới nhiều công trình phục vụ du khách theo hướng phát triển phục vụ du lịch, văn hóa và lễ hội. Các công trình tôn tạo đã được thực hiện đạt kết quả cao; ở Côn Sơn gồm: Tòa tiền đường chùa Côn Sơn, Thiêu hương, Thượng điện, Nhà thờ Tổ, Tháp tổ Huyền Quang, các nhà bia, Tam quan, Gác chuông, giếng Ngọc, đường đi lên Thanh Hư Động – nền nhà Nguyễn Trãi – Thạch Bàn – Bàn Cờ Tiên với trên 600 bậc đá và dài gần 2,5km, sân chùa, sân đá hồ Bán Nguyệt…; ở Kiếp Bạc gồm: trên 1500m2 Sân đền Kiếp Bạc, Giếng Mắt Rồng, 2 nhà Thành Các, 2 dãy nhà Giải Vũ (36 gian), Tòa Trung Từ, Tòa Hậu Cung, Tòa Tiền Tế…
Các công trình tôn tạo, tu bổ được chỉ đạo chặt chẽ, bảo đảm yêu cầu cao về các mặt kỹ, mỹ thuật theo nguyên tắc bảo tồn di tích, lưu giữ được các nét đặc trưng văn hóa truyền thống của dân tộc, được các nhà chuyên môn, và nhân dân đánh giá cao.
- Những kết quả trong quản lý xây dựng cơ sở hạ tầng.
Cùng với việc tu bổ tôn tạo các công trình kiến trúc văn hoá dân tộc, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng không gian di tích và lễ hội đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Kết quả, một loạt công trình mới ra đời. Đó là gần 5km đường dải nhựa thuộc nội bộ di tích Côn Sơn, các bãi đỗ xe, các công trình cấp nước sạch, công trình đường điện sinh hoạt, nhà vệ sinh, trồng cây cải tạo môi trường cảnh quan di tích… Ở Kiếp Bạc, đã xây dựng hoàn chỉnh công trình trạm bơm tiêu úng 1000m3/h, trạm biến áp 180KVA và gần 10km đường dây tải điện 35KV, hơn 1km đường bê tông và 2 bãi đỗ xe rộng 11.000m2. Đó là những cơ sở hạ tầng rất thiết thực đối với định hướng phát triển của khu di tích và góp phần cải thiện đời sống của nhân dân địa phương.
III. Những kết quả công tác xã hội hoá trong bảo tồn, tu bổ di tích.
Ban quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc còn khai thác nguồn vốn tự thu như: Két công đức và lệ phí tham quan để tu sửa, xây dựng, tôn tạo các công trình phụ trợ của di tích, nhằm phục vụ cho sự đi lại, nghỉ ngơi và tham quan, thắp hương tưởng niệm của nhân dân. Nhà trưng bầy ở 2 di tích Côn Sơn và Kiếp Bạc hàng năm đều được tu sửa, chỉnh lý nội dung. Nhà làm việc và đón tiếp khách ở Kiếp Bạc được xây mới. Ban QLDT đã nghiên cứu kỹ, bố trí nơi thắp hương ngoài trời; tu bổ, xây lát đường đi trong khu vực di tích xây các nhà vệ sinh công cộng tự hoại…
Ngoài ra, Ban quản lý di tích còn tích cực vận động nhân dân công đức cúng tiến thêm nhiều đồ thờ, tế tự như: Câu đối, đại tự, bát biểu, ngựa thờ, ban thờ, voi đá, đỉnh đồng, khám tượng…Số lượng lên tới hàng trăm hiện vật, với giá trị ước tính hàng trăm triệu đồng.
- Những kết quả trong quản lý bảo tồn tu bổ di tích từ năm 2000 đến nay.
Từ năm 2000 đến nay, được sự quan tâm của Trung ương, UBND tỉnh Hải Dương, đền thờ anh hùng dân tộc – Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi với 22 hạng mục công trình đã được xây dựng và từng bước hoàn thiện. Một loạt công trình: Đền thờ quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, Nhà bia trên nền nhà cũ Nguyễn Trãi và Thạch Bàn, Ngũ Nhạc linh từ, đường lên núi Ngũ Nhạc, Nhà Tả hành lang, Hữu hành lang của chùa Côn Sơn… đã được xây dựng với chất lượng cao.
Ban quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đang tiếp tục thực hiện các dự án phục hồi các công trình đã bị thiên nhiên hủy hoại và chiến tranh tàn phá như: cầu Thấu Ngọc, khu vực Thanh Hư Động ở Côn Sơn; đền Nam Tào, đền Bắc Đẩu, Viên Lăng và di tích Phủ đệ của Trần Hưng Đạo ở đền Kiếp Bạc v.v.
Hiện nay, để phục vụ cho việc quản lý, tu bổ, tôn tạo và phát huy bền vững giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của khu di tích, được sự đồng ý của Bộ Văn hóa – Thông tin và UBND tỉnh Hải Dương, Ban quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đã tổ chức thực hiện và đang khẩn trương hoàn thành quy hoạch tổng thể khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc giai đoạn 2005 – 2020.
Những kết quả công tác tu bổ, tôn tạo, bảo tồn di tích nói trên đã tạo cho quần thể khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc ngày càng khang trang, xứng với tầm vóc vốn có và đáp ứng nhu cầu tham quan, tưởng niệm danh nhân và sinh hoạt tâm linh của mọi tầng lớp nhân dân.