BIA THANH HƯ ĐỘNG

     Năm 1369, Đại Tư đồ Trần Nguyên Đán về dựng nhà trên núi Côn Sơn làm nơi lui nghỉ. Vua Trần Duệ Tông về thăm, ngự bút đề tặng ba chữ THANH HƯ ĐỘNG khắc trên bia. Thượng hoàng Trần Nghệ Tông tự chế bài minh khắc ở sau bia. Sang thế kỷ 15, giặc Minh xâm lược nước ta, khu di tích Côn Sơn bị giặc phá hoang tàn, nhưng tấm bia Thanh Hư Động vẫn còn. Năm 1602, nhà sư Mai Trí Bản đưa tấm bia này về sân chùa. Có lẽ bài minh của Thượng hoàng Trần Nghệ Tông đã bị phai mờ, nhà sư Mai Trí Bản đã khắc bài ký CÔN SƠN TƯ PHÚC TỰ BI vào sau bia. Bia Thanh Hư Động chứa đựng những giá trị tiêu biểu về văn hóa, lịch sử, mỹ thuật. Bia Thanh Hư Động được tạo tác thời Long Khánh (1372 – 1377). Là hiện vật độc bản, lưu ngự bút của vua Trần Duệ Tông. Nội dung văn bia Côn Sơn Tư Phúc Tự Bi có giá trị lớn khi nghiên cứu lịch sử khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn, thiền phái Phật giáo Trúc Lâm và góp phần nghiên cứu văn hóa, xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 17. Đồ án rồng cách điệu theo lối hình kỳ hà ở mặt trước bia Thanh Hư Động là phong cách độc nhất về trang trí mỹ thuật ở nước ta, góp phần quan trọng khi nghiên cứu lịch sử Mỹ thuật Việt Nam.

     Năm 2015, Bia Thanh Hư Động được Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia.

     Nội dung bia Thanh Hư Động như sau:

     Mặt 1: NGỰ THƯ NĂM LONG KHÁNH

ĐỘNG THANH HƯ[1]

Ngày lành tháng 8 năm Hoằng Định thứ 4 tạo bia (1604)

      Mặt 2: BIA CHÙA TƯ PHÚC CÔN SƠN

      Xưa thời hoàng đế Minh Tông triều Trần nước Nam Việt học đạo tu thân thành Phật quả, kế truyền tông phái Tổ sư thứ ba là Huyền Quang nối đời tu trì tại danh lam Côn SơnTư Phúc. Nguyên vì trụ trì thấy cảnh giới trải qua năm tháng bị đổ nát, Phật tổ linh thiêng bị hỏng không thể phụng thờ, thánh hiền cũng không thấy được. Nay thần tăng trụ trì tên là Mai Huệ Pháp tự Pháp Nhẫn cùng các vị Tăng chính Nguyễn Pháp Đăng tự Huệ Hương… sinh vào thời thánh trị, Phật đạo hưng thịnh, phụng thờ các bậc tiên hiền tại cổ tích, lại mở rộng đạo Phật, tu tạo tam quan, phòng oản, xây tường, khắc bia, mua ruộng cúng. Các thửa ruộng công đức đã được kê khai trong bia. Sãi vãi thập phương cúng dàng, các bậc hiền nhân, quân tử cùng góp tiền của tu sửa di tích lưu truyền mãi mãi, chứng thành Phật quả bồ đề.

     Minh rằng:

                  Đẹp thay thắng tích Côn Sơn tự,

                  Địa linh nhân kiệt cảnh bình yên.

                  Sơn tăng nối đời thừa Phật tổ,

                  Mở mang thêm cổ tích danh lam.

                  Nguyện mong đời đời cùng thành Phật,

                  Rủ lòng cứu độ khắp thập phương.

                  Kiếp kiếp tương phùng an vinh hiển,

                  Sinh sinh vui vẻ tựa Tây Thiên.

      Xã Yên Thường: vãi Vũ Từ Tâm, Nguyễn Từ Khánh, Nguyễn Từ Định, Nguyễn Từ Thái, Nguyễn Từ Tính, Nguyễn Từ Thuận, Đỗ Từ Hiền.

     Nguyễn Thị Ngọc Quý, Hồ Thị Cẩm, Nguyễn Từ Lương, Phạm Nhân Đức cúng một con trâu cái.

     Từ Quán, huyện Giao Thuỷ, phủ Thiên Trường: Sư phụ Trần Đạo An tự Định Hương và môn nhân Nguyễn Hữu tự Huệ Đức; vãi Vũ Thị Tục hiệu Từ Tâm, Nguyễn Thị Sản hiệu Từ Khánh, Nguyễn Thị Khoáng hiệu Từ Định, Nguyễn Thị Nga hiệu Từ Thái, Nguyễn Thị Vịnh hiệu Từ Tính, Trần Thị Đình hiệu Từ Đạt, Nguyễn Thị Ngọc Minh hiệu Từ Thanh, Nguyễn Đình Điện có ruộng đất ở các xứ Côn Sơn, A Di là 4 mẫu, 2 sào.

       Xã Mai Cương, huyện Quế Dương, phủ Từ Sơn: ngu tăng Vũ Huệ Hải tự Linh Không, cùng vãi Mai Thị An hiệu Từ Quang, Mai Thị Đạo hiệu Từ … Trần Thị Diệu hiệu Từ Thái.

     Xã Cựu Tự: Phạm Nhân An 1 mẫu ruộng; Trần Công Lễ, Trần Thị Phong, Trần Huệ Bảo 4 sào ruộng; Trần Đức Thịnh, Phùng Thị Trị 4 sào ruộng; Lê Thị Thản hiệu Từ Định mới mua 1 mẫu 7 sào ruộng đất ở A Di, Cự Đàm.

     Các xã Mai Cương, Yên Thường: trụ trì ngu tăng Mai Huệ Pháp tự Pháp Nhẫn và vãi Vũ Thị Liên hiệu Từ Hạnh, môn nhân Nguyễn Đức Đôn tự Pháp Thường, Đồng Tiến Triêu tự Huệ Thông mới mua 3 mẫu ruộng ở xứ Thượng Côn Sơn, cúng dàng Tam bảo.

     Các xã Yên Thường, Hạ Dương, Công Đình, Từ Sơn, Cựu Tự, Yên Vĩ, Phù Đổng, các huyện Đông Ngàn, Quế Dương, Vũ Ninh, Tiên Du, Đông Yên, các phủ Từ Sơn, Khoái Châu.

Xã Chi Ngại: Lê Nhuận tự Pháp Tín, vợ Trịnh Thị Hậu 4 sào ruộng ở xứ Thượng Côn Sơn, Nguyễn Văn Bút.

     Xã An Thường: tăng chính Nguyễn Pháp Đăng tự Huệ Hương và các môn nhân Đỗ Tam Cương, Đỗ Công Khanh tự Pháp Chiếu, Nguyễn Tăng tự Pháp Kiên, Trần Đức Lương tự Phúc Mại, Nguyễn Nhân Quý, Nguyễn Đức Quảng, Nguyễn Tiến Đạt, Nguyễn Thiết Chuỳ và vãi Nguyễn Thị Ngọc Sức hiệu Từ Thuận, Đỗ Thị Phúc hiệu Từ Hiền, Hoàng Thị Ngọc Lan hiệu Từ Châu, Lê Thị Ngọc Tăng hiệu Từ Mỹ, Trần Thị Đương hiệu Từ Nhân, Phạm Thị Điểm, Ngô Thị Lũ, Nguyễn Thị Đương, Phạm Thị Viên, Nguyễn Thị My, Nguyễn Thị Ngọc Nhiêu, Ngô Thị Ngọc Lăng, Nguyễn Thị Tám, Nguyễn Thị Ngọc Tường, Đỗ Thị Ngọc Loan.

     Xã Chi Ngại: Nguyễn Thị Lục, Nguyễn Nho, Ngô Thắng, Ngô Xạ mới mua 10 mẫu 1 sào ruộng ở xứ A Di, Nguyễn Đình Lâm, Nguyễn Kiến.

     Xã Yên Thường, huyện Đông Ngàn: tăng chính Vũ Nhân Xử tự Pháp Tiến, Ngô Thị Ngọc Xuân hiệu Từ Thương, Vũ Nhân Lương, Vũ Nhân Trí mới mua 1 thửa ruộng 1 mẫu ở xứ A Di cúng dàng Tam bảo, Nguyễn Xà, Nguyễn Biên.

     Các xã Tiểu Hoa Lâm, Phù Lưu, Công Đình, Thiết Bình, Vịnh Kiều, các huyện Gia Lâm, Đông Ngàn, các phủ Thuận Yên, Từ Sơn: Tỳ khưu Nguyễn Đức Vân tự Đạo Thông, Lý Thị Ngọc Dạng hiệu Từ Quý, Nguyễn Thị Ngọc Quý hiệu Từ Chính, Nguyễn Thị Ngọc Đôi hiệu Huệ Thành, Hồ Tự Tu tự Phúc Nham, Hồ Thị Cẩm hiệu Huệ Ân, Hồ Thế Khoa, Trần Thị Lũng, Đỗ Thị Ngọc An, Nghiêm Thị Khán, Nghiêm Thị Ngọc Nhiêu, Nghiêm Thị Đạm, Nguyễn Tăng Tu tự Phúc Nham, Trần Thị Tươi, Nguyễn Thị Ngọc An, Ngô Thị Suất, Nguyễn Văn Lâu tự Phúc Lộc, Nguyễn Văn Bạo, Nguyễn Công Lượng tự Thanh Nhàn, Bùi Thị Sự, Phạm Đâu tự Tri Sự, Nguyễn Thị Tiệm, Đặng Văn Lâm, Vũ Thị Ngu, Nguyễn Thị Ngọc □, Hồ Thị Ngọc Dương hiệu Huệ Minh, Nguyễn Thị Đỗ hiệu Huệ Tiến, Nguyễn Bá Lâm, Nguyễn Thị Ngọc, Lương Đôn Đức, Ngô Thị Ngôn, Nguyễn Văn Đắc, Ngô Thị Nghĩa, Nguyễn Đình Tấn, Hồ Thị Sắc, Nguyễn Điền, Nguyễn Thị Ngọc Chí, Nguyễn Quảng Vận, Chu Thị Nhân, Nguyễn Khắc Địch, Bùi Thị Đàm, Chu Khắc Dự, Nguyễn Thị Hậu, Nguyễn Thiết Luyện, Nguyễn Thị Hào, Nguyễn Thiết Trụ tự Pháp Vĩnh, Nguyễn Như Châu, Đồng Văn Bản, Hồ Soạn, Nguyễn Thị Phấn, Nguyễn Minh Dụng, Nguyễn Văn Sâm mới mua ruộng ở các nơi A Di, Hạ Côn Sơn tất cả là 5 mẫu 1 sào cúng dàng Tam bảo; Nguyễn Thế Vinh, ở xã Yên Thường, Yên Lãng hầu tự Bang Hiến, cháu là Nguyễn Nhân Lễ 1 mẫu ruộng.

     Xã Trí An, huyện Phượng Nhãn, phủ Lạng Nguyên: Định Sơn hầu Chu Văn Sầm tự Phúc Đại và vợ là Nguyễn Thị Ngọc Tráng hiệu Từ Bảo mới mua 1 thửa ruộng 5 sào ở xứ Cự Đàm, cúng dàng Tam bảo.

     Xã Trí An: Địch Vũ hầu Nguyễn Ngọc Cẩn tự Thọ Cường và vợ là Nguyễn Thị Ngọc Chế hiệu Từ Quý mới mua 1 thửa ruộng 5 sào ở xứ Cự Đàm, Nguyễn Phượng Sồ, vợ là Phạm Thị Nhất ở thôn Sơn, xã Trạm Điền có 2 thửa ruộng 5 sào ở xứ Cự Đàm.

     Xã Hồng Lục, huyện Gia Phúc, phủ Hạ Hồng: thợ chính Đồng Thế Khoa, thợ phó Vương Tăng, Bùi Duy Tinh phụng khắc, lại mới mua 1 thửa ruộng 3 sào ở xứ Thượng Côn Sơn cúng dàng Tam bao; Mai Ngọc Sâm ở xã Phùng Xá, huyện Quế Dương.

      Xã Chi Ngại: Lê Đức Đôn, vợ Dương Thị Phiếm 1 sào ruộng, Lê Xạ 1 sào ruộng.

    Xã Đặng Đinh, huyện Thiên Thi, phủ Khoái Châu: ngu sĩ Nguyễn Đức Quang tự Pháp Nhân, Nguyễn Đức Hạnh, Nguyễn Thị Vinh, Nguyễn Thị Nhất, Nguyễn Thị Quỳnh, Vũ Thị Bản mới mua ruộng. Xã Trí An: Trần Thị Phúng hiệu Từ Phụng, Nguyễn Như Tiên, vợ Nguyễn Thị Tao 2 sào ruộng; Đoàn Thị Mai 1 sào ruộng; Nguyễn Phong, Nguyễn Thị □ ở xã Chi Ngại mua 1 mẫu ruộng ở xứ A Di.

    Trụ trì ngu tăng Huệ Pháp, tăng chính Pháp Đăng mới mua 8 mẫu ruộng ở xứ Thượng Côn Sơn, 17 mẫu 5 sào ở xứ A Di, phía đông giáp núi, phía tây giáp cánh đồng, phía nam giáp suối, phía bắc giáp…

      Bia tạo ngày tốt tháng 10 năm Hoằng Định thứ 3 (1603).

     Xã Chi Ngại, nguyên ruộng Tam bảo ở xứ Thượng A Di 7 mẫu; Ruộng ở xứ Cự Đàm 3 mẫu 5 sào phía đông giáp ruộng của bản xã, phía tây giáp ruộng của bản xã, phía nam giáp núi, phía bắc giáp núi, các thửa 7 mẫu, 3 mẫu ở xứ Cự Đàm.

     Đỗ Công Khanh tự Pháp Chiếu, xã Hạ Dương, huyện Đông Ngàn vẽ, viết.

  1. Bia này hầu hết đã bị mờ, chỉ còn lại các chữ như trên. Bài ngự đề của Trần Nghệ Tông trích lại trong Thơ văn Lý – Trần.

Ban Quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc.

Để lại một bình luận