TƯNG BỪNG HỘI THI BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2024

Hội thi bánh chưng, bánh giầy tỉnh Hải Dương là một sân chơi, điểm nhấn có ý nghĩa với du khách thập phương tại Lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc hàng năm.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương Nguyễn Trường Thắng phát biểu khai mạc hội thi.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương Nguyễn Trường Thắng phát biểu khai mạc hội thi.

Ngày 23/2 (tức 14 tháng Giêng), tại sân Tam quan ngoại chùa Côn Sơn, Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc (phường Cộng Hòa, thành phố Chí Linh), Hội thi bánh chưng, bánh giầy tỉnh Hải Dương năm 2024 đã diễn ra tưng bừng, rộn rã.

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương Nguyễn Thành Trung đánh trống khai hội.

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương Nguyễn Thành Trung đánh trống khai hội.

Hội thi diễn ra với sự tham gia của 12 đội đại diện cho 12 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh thi gói bánh chưng; các huyện tham gia phần thi bánh giầy gồm Cẩm Giàng, Tứ Kỳ, Nam Sách và thị xã Kinh Môn, thành phố Hải Dương, thành phố Chí Linh, với sự cổ vũ của đông đảo các đại biểu, người dân và du khách thập phương.

Năm nay, mỗi đội thi gói bánh chưng gồm 5 thành viên, giã bánh giầy 6 thành viên, là các nghệ nhân dân gian thường trú tại địa phương. Khi tham gia thi, thành viên các đội dự thi đều phải mặc trang phục lễ hội truyền thống.

Đại diện Ban tổ chức trao cờ lưu niệm tặng các đội thi.

Đại diện Ban tổ chức trao cờ lưu niệm tặng các đội thi.

Nguyên vật liệu gói bánh chưng là gạo nếp được chọn không lẫn gạo tẻ, hạt to, tròn, đều, không có hạt gẫy, đầu đen… gạo đã được ngâm kỹ; trọng lượng sau khi ngâm xong, để ráo nước là 6,8 kg. Đỗ xanh 1,5 kg đã bóc vỏ, đồ chín, Không được phép chia thành các phần nhỏ khi chưa có hiệu lệnh của Ban tổ chức.

Cùng với đó là thịt lợn 0,8 kg được phép thái thành các miếng nhỏ (để gói 5 bánh mặn). Hạt tiêu, hành, muối, gia vị vừa đủ. Lá gói bánh là lá dong. Lạt giang chẻ to bản.

Tiết mục biểu diễn múa rồng tại hội thi.

Tiết mục biểu diễn múa rồng tại hội thi.

Mỗi đội gói 10 chiếc bánh chưng, gồm 5 chiếc bánh mặn nhân đỗ xanh, thịt lợn (ký hiệu bằng 6 lạt buộc) và 5 chiếc bánh chay nhân đỗ xanh (ký hiệu bằng 4 lạt buộc), trong thời gian tối đa là 15 phút. Bánh hoàn toàn gói bằng tay, không được dùng khuôn. Luộc bánh trong thời gian là 5 tiếng đồng hồ.

Sáng 23/2, mỗi đội thi gói bánh chưng gồm 5 thành viên, là các nghệ nhân dân gian thường trú tại địa phương.

Sáng 23/2, mỗi đội thi gói bánh chưng gồm 5 thành viên, là các nghệ nhân dân gian thường trú tại địa phương.

Về phần thi bánh giầy, nguyên vật liệu gói bánh là gạo nếp được chọn không lẫn gạo tẻ, hạt to, tròn, đều, không có hạt gẫy, đầu đen… gạo đã được ngâm kỹ. Trọng lượng sau khi ngâm xong, để ráo nước là 6,8kg.

Mỗi đội gói 10 chiếc bánh chưng, gồm 5 chiếc bánh mặn nhân đỗ xanh, thịt lợn (ký hiệu bằng 6 lạt buộc) và 5 chiếc bánh chay nhân đỗ xanh (ký hiệu bằng 4 lạt buộc).

Mỗi đội gói 10 chiếc bánh chưng, gồm 5 chiếc bánh mặn nhân đỗ xanh, thịt lợn (ký hiệu bằng 6 lạt buộc) và 5 chiếc bánh chay nhân đỗ xanh (ký hiệu bằng 4 lạt buộc).

Phương tiện, vật tư mỗi đội chuẩn bị 1 bếp kiềng, 1 nồi đồ xôi, 1 bộ phương tiện giã bánh. Yêu cầu không được nhóm lửa và đun nước trước khi có hiệu lệnh của Ban tổ chức. Không được sử dụng hóa chất như xăng, dầu hỏa, cồn…để nhóm lửa (đội nào vi phạm sẽ bị loại).

Đông đảo người dân và du khách đến xem và cổ vũ các đội thi bánh chưng.

Đông đảo người dân và du khách đến xem và cổ vũ các đội thi bánh chưng.

Các đội thi giã bánh giầy thực hiện việc đồ xôi, giã bánh và hoàn thiện 5 chiếc bánh trong vòng 50 phút. Trên bánh dán chữ “Phúc”, “Lộc” hoặc “Thọ” màu đỏ bằng chữ Hán Nôm.

Thành viên tổ giám khảo thực hiện chấm thi bánh chưng.

Thành viên tổ giám khảo thực hiện chấm thi bánh chưng.

Những chiếc bánh chưng, bánh giầy của các đội đạt giải cao sẽ được Ban tổ chức lễ hội dâng lễ Phật, Thánh và phục vụ lễ rước bánh chưng, bánh giầy, lễ dâng hương tại chùa Côn Sơn, đền Nguyễn Trãi và đền Trần Nguyên Đán nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, nhân khang, vật thịnh.

Ban tổ chức tiến hành tổng kết, trao giải cho các đội có thành tích cao tại hội thi trong ngày 24/2.

Các đội thực hiện luộc bánh chưng.

Các đội thực hiện luộc bánh chưng.

Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương Nguyễn Trường Thắng, Hội thi bánh chưng, bánh giầy là sự kiện đầu tiên nằm trong chuỗi các hoạt động văn hóa dân gian của Lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2024.

Bánh chưng được luộc trong thời gian 5 tiếng đồng hồ.

Bánh chưng được luộc trong thời gian 5 tiếng đồng hồ.

“Đây là hoạt động thiết thực góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, hướng về cội nguồn, tổ tiên của người Việt, về Quốc lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024, tỏ lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân; khơi dậy lòng tự hào dân tộc”, ông Nguyễn Trường Thắng cho biết thêm.

Chiều 23/2, các đội thi giã bánh giầy thực hiện việc đồ xôi, giã bánh và hoàn thiện 5 chiếc bánh trong vòng 50 phút.

Chiều 23/2, các đội thi giã bánh giầy thực hiện việc đồ xôi, giã bánh và hoàn thiện 5 chiếc bánh trong vòng 50 phút.

Ông Nguyễn Văn Cường, một du khách đến từ thành phố Hải Dương cho biết, tôi về đây cảm nhận thấy không khí rất là vui nhộn, làm dấy lên truyền thống làng nghề của địa phương. Các nghệ nhân đã trổ tài hết sức mình để có những chiếc bánh chưng đẹp, mang đúng phong cách của làng nghề xứ Đông.

Trong nhiều năm qua, Hội thi bánh chưng, bánh giầy tỉnh Hải Dương là một trong những hoạt động đặc sắc, trở thành nét đẹp văn hóa nằm trong chương trình lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh.

Nguồn: mekongasean.vn

Trả lời