THIỀN SƯ HUYỀN QUANG

Sách Tam tổ thực lục ghi: “Huyền Quang đỗ đầu thi Hội và ngoài 50 tuổi mới xuất gia”. Nhưng trong dân gian vẫn truyền tụng Huyền Quang đỗ Trạng Nguyên (đời Trần) và xuất gia tu hành từ lúc còn trẻ tuổi.

Sách Tam tổ thực lục ghi: “Huyền Quang đỗ đầu thi Hội và ngoài 50 tuổi mới xuất gia”. Nhưng trong dân gian vẫn truyền tụng Huyền Quang đỗ Trạng Nguyên (đời Trần) và xuất gia tu hành từ lúc còn trẻ tuổi.

Là thiền tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm, có hàng mấy ngàn đệ tử nhưng Huyền Quang cũng còn là một nhà thơ nổi tiếng. Trải qua bao phen binh lửa, đến nay thơ Huyền Quang chỉ còn lại tập Ngọc tiên với 23 bài thơ chữ Hán và một bài phú Nôm. Tuy ít ỏi như vậy, nhưng thơ Huyền Quang có “nhiều hàm nghĩa và một tâm hồn thơ phong phú”.

Thơ Huyền Quang “thể hiện rõ phong cách Thiền gia an lạc, thanh thản, con người hòa đồng cùng tự nhiên”, “là niềm cảm thông với những nỗi khổ vô hạn của nhân thế”. Thơ Huyền Quang “bộc lộ mọi cung bậc của tâm trạng mình. Có vui, có buồn, có day dứt và có yên tĩnh … song đậm nét hơn cả vẫn là nỗi buồn, là tâm trạng cô đơn”.

Các nhà nghiên cứu “nói có sách, mách có chứng”, không thể có những nhận định nào khác hơn trên cơ sở những tư liệu đã xác định. Và như vậy, Huyền Quang hiển nhiên là một “Thiền gia thi sĩ hay thi nhân thiền gia” thật đáng kính, đáng trọng!

Tuy nhiên, trong dân gian, những giai thoại, huyền thoại về Huyền Quang lại khá phong phú. Nó chứng tỏ Huyền Quang vừa là vị Tổ đáng kính, lại vừa là một con người còn khá trần tục, rất gần gũi với những người bình thường, do đã biết rung động thực sự trước vẻ đẹp của giai nhân!

Hai thái cực đó, trong một con người mà lẽ ra không nên có, và không thể chấp nhận ở một bậc Thiền sư, đã là điều mà trước kia các vị danh nho đã từng luận đàm và bày tỏ thái độ. Tựu trung, sự đánh giá, luận đàm của họ, là nhằm vào bài thơ Giai nhân tức sự mà theo tương truyền, là do Huyền Quang làm, và mối quan hệ của Huyền Quang và nàng Điểm Bích là có thực, khi ông đã ở độ tuổi ngoài sáu mươi!

Những tư liệu trong dân gian có thể những sách trước kia chưa chép, hoặc có chép nhưng bị thất lạc. Và do vậy, nếu thử tái hiện lại, có thể có những nhận định khác chăng?

Vào thời nhà Trần, ở xứ Bắc có một người học trò nổi tiếng hiếu học tên gọi Huyền Quang. Tuy nhà rất nghèo nhưng chàng vẫn đeo đuổi nghiệp đèn sách. Âu đó cũng là một cách nối lại nghiệp nhà, vì trước kia ông tổ chàng đã từng giữ chức Hành khiển, ông nội từng làm đến Chuyển vận sứ. Còn đến đời cha chàng, tuy đã từng khoát áo cầm gươm xuất chinh, nhưng do “lập công mà chẳng được nên công” nên phẫn chí ở nhà cày ruộng và chịu cảnh gia thế … sa sút! Do vậy, đến đời chàng, chàng phải miệt mài đèn sách.

Chàng học hành rất tấn tới, cha mẹ chàng cũng rất hài lòng. Hai ông bà chẳng quản từ nan, thường vẫn đi làm mướn lấy tiền thêm cho chàng ăn học. Khi đến tuổi trưởng thành, cha mẹ chàng nghĩ con mình giỏi giang, nay mai có thể công thành danh toại, nên đã đánh bạo đi dạm hỏi cho chàng một đám danh giá trong vùng. Nhà gái nhận lời. Nào ngờ, đã mấy năm trời sêu tết, lại thường khi phải phục dịch các công to việc lớn bên nhà bố vợ tương lai, thì đùng một cái, ông bố vợ quý hóa lại gả vị hôn thê cho cháu một viên An phủ sứ!

Sau lần bẽ mặt ấy, cha mẹ chàng lại đi dạm hỏi một đám khác, tuy không danh giá bằng nhưng cũnng thuộc loại khá giả, giàu có trong làng. Chẳng ngờ, lần này lại tệ hại hơn cả lần trước: Khi cha mẹ chàng vừa mở lời thì đã bị từ chối thẳng thừng: “Dài lưng tốn vải”.

Tuy vậy, Huyền Quang chẳng nản lòng, vẫn ngày đêm tu chí học tập!
Thông thường những trường hợp tu chí như thế này là mong sao sau này đỗ đạt, kiếm được chức quan rồi sau đó sẽ lấy những đám danh giá giàu có hơn cảnhững đám trước kia đã từ chối mình.

Huyền Quang thừa hiểu như vậy nhưng chàng đã không làm như vậy!

Chàng đọc cả sách Nho, sách Phật, ngày đêm nghièn ngẫm chúng, và đã tìm cho mình một con đường đi khác ngay từ khi còn chưa đỗ đạt!

Tuy nhiên, dã đi học là phải đi thi, ai ai cũng như vậy. Và Huyền Quang đã không phụ công cha mẹ: đỗ đầu thi Hội (dân gian còn truyền tụng chàng đỗ Trạng nguyên!).

Vừa hay tin có một vị khôi nguyên trẻ tuổi nhưng còn thiếu “võng nàng”, các vị phú ông trong vùng bèn thi nhau nhắn tin muốn gả con gái cho chàng. Lịa hứa sẽ cho cả nhà cửa, lụa là, trâu bò, ruộng nương nữa.

Một vị quan lớn ở Kinh đô cũng mời bằng được quan tân khoa về thái ấp của mình để xem rõ mặt “nàng thục nữ yêu kiều tuổi mới tròn đôi tám” …Ngày chàng vào kinh nhậm chức thì một viên quan nội giám đến gặp riêng chàng:

– Hoàng hậu đang kén phò mã cho nàng công chúa thứ ba, nếu quan Trạng ưng ý thì nhất định việc ấy phải thành.

Huyền Quang cung kính đáp lời từ chối khéo, cũng như chàng nhã nhặn từ chối tất cả những người nhắn nhe mai mối trước đây.

Nhân sự việc này chàng buột miệng đọc chơi hai câu thơ:

Khoa khăn thì chẳng ai nhìn

Đến khi đỗ Trạng chín nghìn nhân duyên.

Cũng có thể chàng chẳng đọc hai câu thơ ấy, nhưng sự việc chàng từ chối những đám rất mực danh giá thì ai cũng biết, do đó, người ta bình luận và đọc nó lên cũng là chuyện bình thường. Vả lại, hai câu thơ này cũng chẳng đến nỗi khó làm.

Đã thừa rõ thói hám lợi hám danh của người đời, nên khi tham dự vào đám quan trường, Huyền Quang chẳng những không hứng thú gì mà càng ngày càng tỏ ra chán ngán. Được vài năm thì chàng xin từ chức đi tu.

Ấy là cái ý nguyện mà chàng đã có từ lúc còn đang đi học!

Nhà vua thấy vậy khen chàng là một người khác thường và bảo:

– Kẻ này có con mắt đạo, có thể trở thành pháp khí, đứng là bậc thánh tăng!

Quả là nhà vua, do cũng chuộng đạo Phật, nên đã có con mắt tinh đời. Huyền Quang tu rất chăm chỉ, chẳng bao lâu, với học vấn tài cao, chàng thông thuộc tất cả các kinh sách của nhà Phật thời bấy giờ. Các tăng ni, phật tử đều yêu mến chàng. Nhà vua và hoàng tộc cũng vì nể chàng. Đạo Phật lúc ấy cũng chưa đến độ suy vi, vẫn còn tỏa ánh hào quang lấp lánh, tuy không bằnng giai đoạn trước của hai vị tổ Điều Ngự (Trần Nhân Tông) và Pháp Loa, nên đang cần có một vị Quốc sư, một người đứng đầu Trúc lâm viện để cai quản các tăng ni phật tử, và thế là vị Trạng nguyên trẻ tuổi được xung vào chức vụ này. Đó là một việc làm chưa từng có.

Vua Trần Anh Tông lúc ấy là một vị vua trẻ tuổi, cũng mới đăng quang chưa lâu. Nghe triều thần có kẻ dèm pha Huyền Quang còn trẻ như thế, chắc gì đã là một vị chân tu, lại đứng đầu các hàng tăng ni, phật tử, e rằng thiên hạrông vào sẽ sinh ra dị nghị. Nhà vua ngẫm nghĩ mấy ngày, rồi sau đó; cho thi một mật kế để thử xem đạo đức nhà sư như thế nào.

Nhân vì mấy ngày hoàng hậu se mình, nhà vua hạ chỉ triệu Huyền Quang vào cung để làm lễ cầu mát. Công việc xong xuôi, nói là để thưởng công khó nhọc, nhà vua ban cho Huyền Quang mười lạng vàng trước lúc ra về. Thiền sư không tiện từ chối, đành phải đầu tạ ơn rồi cầm lấy. Nào ngờ đó là những nén bạc đã được đánh dấu mà Huyền Quang, do chẳng thiết tha gì tiền bạc, nên cũng không để mắt nhìn kỹ.

Mưu kế mà Trần Anh Tông tiến hành để thử Huyền Quang không có gì khác hơn là cử một người con gái đẹp, tìm cách đến gần vị Thiền sư để lung lạc về đường diệt dục khổ hạnh. Người con gái được chọn để làm việc này là một cung nữ có tài thơ văn, đó là nàng Điểm Bích.

Điểm Bích vốn là con một người đàn bà hành khất quê ở huyện Đường Hào thuộc Hải Dương bây giờ. Vì không có chồng mà chửa nên được mấy ngày, người mẹ đem con cho một gia đình giàu có nhưng hiếm hoi ở trong vùng, nuôi. Sắc đẹp và tài năng vốn không chọn hoàn cảnh, cho nên càng lớn lên Điểm Bích lại càng lộng lẫy, xinh đẹp. Lại nhanh nhẹn và rất sáng dạ nữa. Được bố nuôi cho ăn học nên Điểm Bích còn giỏi giang, biết chữ nghĩa và làm phú làn thơ cũng khá.

Khi có chiếu chỉ nhà vua ban xuống về việc chọn mỹ nữ tiến cung thì Điểm Bích là một trong những người đầu tiên được trúng tuyển.

Vào cung, Điểm Bích được vua Trần Anh Tông yêu mến cả sắc lẫn tài, lại được tin dùng, và thường được mọi người ca ngợi là “nữ thần đồng”. “Nữ thần đồng” chính là người được chọn để đi thử vị Thiền sư trẻ tuổi. Nhà vua giao hẹn với Điểm Bích phải lấy được ít nhất một thỏi vàng trong số vàng nhà vua đã tặng Huyền Quang, để làm bằng chứng. Khi Huyền Quang rời hoàng cung trở về nơi tu hành, thì mấy ngày sau, Điểm Bích cũng lên đường theo sau, trong trang phục một thôn nữ.

Hôm ấy, Huyền Quang đang ngồi đọc kinh tại thiền trai. Đây là ngôi nhà nhỏ lấp mình sau lau trúc rất tĩnh mịch mà nhà vua sai cất lên để Thiền sư nghỉ ngơi riêng, sau những ngày hành lễ và giảng kinh ở viêïn Trúc lâm mệt mỏi.

Vào khoảng chiều tà, bỗng chú tiểu giúp việc đưa vào trình trước nhà sư một người con gái có vẻ mặt hoảng hốt và xống áo tơi tả. Chú tiểu thưa:

– Bạch thầy. Người này bị cướp đuổi vừa chạy vừa kêu. Con đã chạy ra và dẫn cô ta vào đây.

Cô gái (chính là Điểm Bích) cũng khóc sướt mướt, kể lại sự tình, rồi xin nhà chùa cho nghỉ lại đêm nay.

Huyền Quang vốn lòng độ lượng, chẳng nỡ chối từ. Vả lại, trời đã tối, xung quanh lại vắng vẻ, cô gái biết đi đâu bây giờ. Thiền sư bèn bảo chú tiểu sắp sếp cho cô gái một chỗ nghỉ ở gian bếp bên cạnh thiền trai.

Đêm ấy, như thường lệ, Huyền Quang vẫn ngồi đọc kinh niệm Phật, mãi tới khuya mà chưa đi ngủ.

Ở gian trái, khi chú tiểu đã lên giường và cất tiếng ngáy nhè nhẹ như mọi lần, thì cũng là lúc, ở bên ngoài thiền trai, có tiếng cô gái rên rỉ. Tiếng rên rỉ mỗi lúc mỗi to khiến Huyền Quang phải bỏ quyển kinh xuống lắng nghe, rồi đi sang gian trái, đánh thức chú tiểu dậy, nói đi hỏi cô gái xem sự thể thế nào. Cô gái nói rằng mình sợ ma và kẻ cướp bất thình lình lẻn đến, nên không ngủ được. Chú tiểu vào báo. Bất đắc dĩ, Huyền Quang phải nói chú tiểu cho cô gái vào phòng khách nghỉ tạm.

Thiền trai rất đơn giản. Đó là ngôi nhà tranh, hai gian hai trái. Một trái đựng dụng cụ, đồ đạc. Một trái nữa chú tiểu ở, còn hai gian chính thì một là trai phòng của Huyền Quang và một là phòng ăn chỗ tiếp khách. Phòng này nằm ở giữa.

Chừng lúc lâu sau, khi chú tiểu đã về gian trái ngủ lại, và Huyền Quang cũng thôi không đọc kinh, chuẩn bị đi nằm, thì ở gian khách lại vẳng ra lời cầu cứu khẩn thiết của người con gái. Cực chẳng đã, Huyền Quang lại phải thắp nến và bước ra khỏi trai phòng. Vừa mở cửa, qua ánh nến le lói, Huyền Quang thấy ngay người con gái ăn mặc lả lơi, nên Ngài quay mặt đi, lùi lại trai phòng. Cũng lúc ấy, cô gái (tức Điểm Bích) bật dậy, chạy vào theo. Huyền Quang nghiêm nét mặt lại, hỏi:

– A di đà Phật! Nàng là ai? Tại sao đêm hôm dám đường đột vào đây để quấy rối kẻ tu hành? Nếu không mau mau cải tà quy chính, ta sẽ hô hoán lên, chú tiểu sẽ cầm lá dắt tay ra khỏi đây ngay bây giờ.

Thấy không thể lung lạc được Thiền sư, Điểm Bích đã kín đáo sửa lại trang phục và đổi ngay sang thái độ khác. Nàng ta vội vàng quỳ xuống rồi khóc lóc như mưa, vừa khóc vừa kể lại nguồn cơn “gia cảnh” nhà mình.

Nàng cung nữ sáng dạ được vua yêu chiều, do chuẩn bị từ trước, đã bịa hẳn ra một câu chuyện như thật. Nàng kể rằng cha nàng làm quan ở một huyện vùng duyên hải. Màu tháng năm vừa qua cha nàng đi thu thuế được ba ngàn quan, cho lính tải về kinh, nhưng dọc đường bị bọn cướp đón đường cướp sạch. Quan trên thương tình cho cha nàng khuất lại đến cuối năm. Hiện nay gia đình nàng đã bán hết tư trang điền sảng nhưng mới bù được một nửa, còn lại một nửa, nay phải chia ra mỗi người mỗi nơi đi quyên góp cho đủ.

Tiếng khóc của nàng càng làm cho câu chuyện kể them phần lâm ly, thống thiết. Huyền Quang lắng nghe rồi trả lời:

– Thôi nàng đừng khóc nữa. Ngày mai ta sẽ tiến triều, tâu lại với nhà vua, xin nhà vua tha tội cho cha nàng.

Không ngờ câu chuyện lại xoay như thế, Điểm Bích vội vàng khóc to thêm lên, rồi vừa lạy vừa xin:

– Bạch hòa thượng! Bạch hòa thượng! Xin Hòa thượng chớ vội lên kinh. Chỉ sợ đến tai Hoàng thượng thì chẳng những việc không thành mà có khi còn liên lụy đến ca quan trên của cha thiếp nữa. Thiếp chỉ xin Hiòa thượng rủ lòng thương, cho cha thiếp ít tiền bạc để lo tiếp công việc mà thôi ạ.

Huyền Quang chợt nhớ có mười nén vàng nhà vua cho chưa biết để làm gì, bèn đến bên bàn cầm lấy rồi đưa cả cho Điểm Bích:

– Ta hiểu. Ta hiểu. Không có bằng chứng rõ ràng thì khó xin nhà vua lắm. Thôi ta gửi biếu cha nàng số vàng này. Mong cha con nàng sớm được tai qua nạn khỏi.

Điểm Bích cúi đầu tạ ơn, rồi cầm lấy túi vàng, đoạn, quay ra phòng khách.

Ba ngày sau Điểm Bích trở về cung, đưa nộp mười nén vàng và tâu với nhà vua rằng mình đã hoàn thành sứ mệnh. Để nhà vua tin, Điểm Bích đọc lên một bài thơ nói là của Huyền Quang đã làm tặng mình trước khi phá giới. Nguyên bài thơ đó như sau:

Vằng vặc trăng mai ánh nước
Hiu hiu gió trúc ngâm sênh
Người vừa tươi tốt, cảnh vừa lạ
Mâu Thích ca nào chẳng hữu tình.

Sẽ nói đến bài thơ này phần sau. Chỉ biết lúc này nghe xong câu chuyện, lại nhìn thấy mười nén vàng có ghi dấu trước khi tặng Huyền Quang, nhà vua buồn bã lắc đầu: “Đạo Phật mà các vị tiên vương, các vị hàng thân quốc thích từng sùng mộ, nay đã đến độ suy vi rồi sao?”

Hiểu ý, một viên quan chờ đến khi Điểm Bích lui gót, liền ghé tai nhà vua hiến kế:

– Tâu Bệ hạ. Xin Bệ hạ cho lập một lễ cúng Phật dọn toàn cỗ mặn, rồi mời thầy về làm lễ. Nếu quả là thầy còn trong sạch thì chư Phật sẽ độ cho cỗ mặn hóa chay, còn nhược bằng thấy đã hư hỏng rồi, thì chẳng bao giờ Phật cho độ được nữa.

Nhà vua cho là phải, bèn hạ chỉ cho vời Huyền Quang về kinh để Thiền sư làm chủ tế trong lễ trọng thể vào dịp rằm tháng Bảy sắp tới, mà dân chúng vẫn gọi là lễ “xá tội vong nhân”.

Trái hẳn với tục lệ hàng năm, năm ấy, theo lệnh nhà vua, cỗ chính cúng rằm tháng Bảy không bày tiệc chay, mà giết trâu, bo, lợn, gà, … để bày. Quái lạ hơn, xung quanh lễ đài nhà vua sai căng toàn lụa nhuộm màu vàng.

Khi vừa bước tới lễ đài, Huyền Quang đã hiểu ngay là nhà vua cố ý hạ nhục mình: Chỗ nào cũng lụa vàng (hàng quyến). Lụa chẳng căng cao là cho lòa xòa quệt cả xuống đất. Chẳng cần phải là đại khoa, mà ngay cả những người học hành đôi chút, cũng thừa biết Hoàng Quyến là Huyền Quáng, tức cũng là “Huyền Quang có nhuốm sắc”. Một lời buộc tội thật rõ ràng.

Lại nữa, khi bước bào lễ đài thăm lễ vật, Huyền Quang chẳnng thấy cỗ chay đâu mà toàn là tiệc mặn. Đích thị lại thêm một sự phỉ báng nữa thật phũ phàng.

Huyền Quang thoáng nghiêm nét mặt, nhưng lập tức lại thản nhiên như thường, bảo đệ tử thắp hương, rồi lớn tiếng khấn:

– A di đà Phật! Xin Trời, Phật chứng giám, phù hộ độ trì. Kẻ đệ tử này có điều gì bất chính, xin chư Phật cho đày xuống âm ty địa ngục, còn nếu không, thì xin cho lụa vàng bay đi và những cỗ mặn kia hóa thành cỗ chay tất cả.

Lạ thay, khi Huyền Quang vừa dứt lời, tự nhiên trời đất tối sầm cả lại, một trận cuồng phong dữ dội nổi lên. Phút chốc, đèn nến phụt tắt, tất cả lụa quấn quanh lễ đài rách nát tả tơi, rồi theo gió cuốn tung bay đi khắp nơi.

Một lúc sau, khi cơn bão tan, đèn nến được thắp sáng lại, tất cả mọi người có mặt đều vô cùng ngạc nhiên, thấy cỗ tiệc mặn đã biến thành cỗ tiệc chay, và Huyền Quang vẫn đứng uy nghi giữa lễ đài, tựa như một vị Bồ tát hiển hiện. Vị Bồ tát tiếp tục đọc kinh rồi lễ tạ Trời Phật. Xong, thong thả rời khỏi lễ đài. Dân chúng và quân lính, những người vốn rất đông đảo, từ đầu đã có mặt và chứng kiến toàn bộ sự việc, lúc ấy bèn nhảy lên reo hó, rồi gõ trống, phách liên hồi làm vang động khắp cả kinh thành.

Có tên lính chạy về nội cung phi báo, Trnà Anh tông lúc ấy đang ngồi trong trướng phủ, tái mặt lại, rồi lập tức xa giá tới chỗ Huyền Quang vừa hành lễ để nói lời tạ lỗi với vị Thiền sư.

Sau đó, nhà vua lệnh bắt ngay cung nữ Điểm Bích tống ngục, giao cho Thái gáim xét hỏi. Mấy ngày sau, Điểm Bích phải cung kai toàn bộ gốc gác của mình và cũng cung khai tất cả sự việc đã diễn ra ở thiền trai như thế nào.

Khi lời cung được thỉnh đến tai nhà vua, Ngài nổi giận khép Điểm Bích vào tội chết. Hay tin, Huyền Quang vào cung, xin nhà vua tha tội cho nàng. Trần Anh Tông thừa hiểu lỗi chính trog việc này là do mình, nhưng vì giữ thể diện và cũng là nể lời Thiền sư, nên đã giáng Điểm Bích xuống hàng nữ tỳ, cho theo hầu ở chùa trong cung Cảnh Linh.

Trong Vũ trung tùy bút, Phạm Đình Hổ, một danh sĩ hồi cuối Lê đầu Nguyễn, cách đó gần năm trăm năm, còn kể hồi bé ông có được nghe kể chuyện về Điểm Bích và còn biết chỗ người ta đào được mộ nàng.

Việc một nhà tu hành lâu năm nhiều thuật pháp, đã hô phong hóa vũ (gọi gió làm mưa) rồi biến cỗ mặn thành cỗ chay như Huyền Quang đã là một mô-típ vẫn thường gặp trong truyền thuyết và các câu chuyện kể dân gian. nhưng nếu lấy con mắt hiện thực mà nhìn vào sự kiện này thì phần nào cũng có thể hiểu được. Chẳng hạn, nhân cón gió làm cho tắt đèn nến, các đệ tử đông đảo của Huyền Quang có thể xông lên (nếu đèn nến chưa tắt hết thì họ có thể thổi cho tắt hết!), họ giật các tấm lụa xé ra hoặc giấu đi rồi lấy cỗ chay đã được chuẩn bị từ trước (tin tức làm cỗ mặn họ nhận được chắc không khó khăn lắm!) để thay thế vào cỗ mặn. Xong xuôi, họ lại thắp đèn nến sáng lại như cũ!

Và nếu sự việc diễn ra như vậy thì đã chứng tỏ rằng lực lượng ủng hộ Huyền Quang là khá đông đúc, và do vậy, cũng chứng tỏ, uy tín của Huyền Quang trong đệ tử và dân chúng là rất lớn!

Một người có uy tín như vậy chẳng lẽ lại sa ngã hoặc cưỡng bức một cô gái trẻ khi bên mình có đệ tử và mình đã ở độ tuổi ngoài sáu mươi, trong khi người đó, ngay từ lúc trẻ đã chối từ không lấy cả công chúa và nhiều đám danh giá giàu có khác?

Sự kiện Huyền Quang hồi trẻ từ chối những nơi hôn phối giàu sang, và dĩ nhiên, cũng có những người tức tối. Những người tức tối. Những người tức tối mà có quyền thế ắt hẳn sẽ gièm pha hoặc có những hành vi thế này thế khác, như việc “thử” Huyền Quang chẳng hạn.

Việc Huyền Quang nhận 10 nén vàng (có truyền thuyết còn nói 20 nén) của nhà vua tặng cũng bị dị nghị là “tham”. Nhưng là một sự dị nghị (hoặc buộc tội) qúa đáng. Bởi lẽ, môït người đã từ chối lấy vợ giàu, lại từ quan để đi tu thì chẳng lẽ không chứng tỏ người ấy không thiết tha gì đến tiền bạc hay sao? Nhận vàng, và nhận nhiều, của nhà vua tặng, để cho tăng ni phật tử hy làm việc từ thiện thì có gì là xấu? Còn ngược lại nữa là khác.

Bài thơ Giai nhân tức sự, đầu đề chữ Hán nhưng nội dung lại là chữ Nôm, đã dẫn ở phần trên. Có thể có các giả thiết sau đây:

– Hoặc là bài thơ của Điểm Bích (vì Điểm Bích cũng giỏi chữ nghĩa, là “nữ thần đồng”) hay của người nào đó, cũng khá tài hoa, lại từng đọc thơ Huyền Quang, đã làm (vì Điểm Bích và môït vài người nào đó có đủ thời gian để sắp đặt và làm viêïc này).

– Hoặc là bài thơ của Huyền Quang đã làm thật. Vì Điểm Bích đêm đó đã ở trong phòng khách. Nếu đêm đó có đèn nến thì biết ngay chỗ để các tập thơ của Huyền Quang! Hoặc giả, nếu không có đèn nến thì sáng hôm sau cũng có thể biết. Thông thường, các vị chức sắc ngày xưa (vua, quan) và chức sắc tôn giáo (nhà tu hành) có làm thơ, nhưng trong quan niệm giữa việc riêng và việc chung vốn rất rõ ràng: giờ nào việc nấy và chỗ nào chỗ nấy. Cho nên rất có thể cho rằng Huyền Quang làm thơ và để thơ ở ngoài phòng khách, còn trong trai phòng chỉ dành riêng cho sách Phật và sự tụng niệm.

Bài thơ mà Điểm Bích đã đọc cho Trần Anh Tông nghe và nói là của Huyền Quang tặng mình ấy cũng khá “đa nghĩa”.

– Một nghĩa có thể hiểu ở khía cạnh trần trục, ở sự khêu gợi dục tình: Trăng, gió, nước đều khêu gợi, cảnh thì lạ, mà người thì ở trạng thái khá “tự nhiên”: Tươi tốt. Do vậy, câu cuối chẳng những hạ thấp Huyền Quang mà còn hạ thấp đạo Phật: Mâu Thích ca nào chẳng hữu tình? Nghĩa là cũng bị cám dỗ cả!

Nếu hiểu ở nghĩa trần tục này thì khó có thể chấp nhận đấy là bài thơ của Huyền Quang khi ông đã là vị Thiền sư của bậc cao nhất!

– Một nghĩa khác, rộng hơn, có thể hiểu: Bài thơ muốn đạt tới một cái đẹp tuyệt đối, một sự hòa hợp tuyệt đối! Trăng, gió, nước, cảnh vật vừa khêu gợi vừa tuyệt đẹp. Còn con người tươi tốt thì không nhất thiết cứ phải là con người đẹp ăn mặc hớ hênh mà còn là con người đẹp nhưng ăn mặc chẳng hớ hênh. Và như vậy, câu cuối cũng có thể hiểu: người sáng lập đạo Phật và những người theo đạo Phật chẳng bao giờ vô tình với cái đẹp, cái đẹp của thiên nhiên cũng như cái đẹp của con người.

Từ đó, có thể thấy ở đây con người và thiên nhiên là vô cùng hòa hợp, trong một cái đẹp thật lý tưởng. Những người theo đạo Phật chỉ chủ trương diệt dục và không có quan hệ giới tính chứ chưa bao giờ từ bỏ cái đẹp, từ bỏ mỹ cảm. Vả lại, nếu quan sát các pho tượng Phật ta sẽ thấy, trừ qủy Sa Tăng và một vài nhân vật dữ tợn khác, còn lại tất cả đều chaÜng là những hình dáng, khuôn mặt đẹp và phúc hậu đó sau?

Và nếu chấp nhận cái hiểu ở khía cạnh này thì có thể cho rằng Huyền Quang đã làm bài thơ này và đó là bài thơ tuyệt tác, xứng đáng với một vị Thiền sư đại khoa có hy vọng bậc nhất!

Điểm lại những đặc điểm nội dung chính của tập “Ngọc Tiên” ta sẽ thấy Huyền Quang chưa một lần quan trọng hóa địa vị và công việc của mình, trái lại, đã có lúc ông còn tự trào về địa vị và công việc đó nữa. Ông đánh giá tâm tư tình cảm con người ở khía cạnh ” người” chứ không phải ở sự thuyết pháp. Sự ưu tư , nổi day dứt của ông trước con người bất hạnh và những thăng trầm nhân thế là xuất phát từ con tim, khối óc của con người đã từng chịu đựng, đã từng nghiền ngẫm, lại đã từng vượt qua, theo cái đích hướng thiện của một đại tri thức và của một đại tín đồ đạo Phật. Thiên nhiên trong thơ Huyền Quang không những đẹp, tinh tế, mà luôn luôn có hồn và gắn bó mật thiết với con người.

Như vậy, nếu xét một cách hệ thống ở Huyền Quang từ hành vi, ứng xử, đến thơ ca, đều có một sự thống nhất không thể chia cách và theo một định hướng rõ ràng đến cái tuyệt đối. Những cái đó đều thuộc loại “ngoại cỡ” trong thời kỳ của ông, và có lẽ không chỉ trong thời đại của ông!

Từ ông nảy sinh ta nhiều truyền thuyết, huyền thoại, chẳng những trong dân chúng, mà cả trong giới có học, đỗ đạt cao và nắm giữ các chức vụ lớn trong xã hội trước kia. Và có nhiều cách bình luận.

Tầm vóc tinh thần và bản lĩnh của Huyền Quang đến nay vẫn còn là đề tài để mọi người suy ngẫm và lý giải, mặc dù đã bảy thế kỷ trôi qua./.

Trả lời