KHẢO SÁT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT DI SẢN VĂN HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2010 – 2023

Chiều 16/5, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương đã có buổi khảo sát tình hình thực hiện Luật Di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010 – 2023.

D:\Desktop\z5447183696955_36082ed8ae07ff9bd345b58d7d62d9ac.jpgĐoàn khảo sát tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc

Dự buổi làm việc có Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga. Trong giai đoạn 2010 – 2023, tỉnh Hải Dương đã tổ chức 1 đợt kiểm kê di tích. Theo số liệu tổng kiểm kê năm 2017 – 2018, toàn tỉnh Hải Dương có 3.199 di tích, trong đó nhiều di tích có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và danh lam thắng cảnh.

D:\Desktop\z5447180386426_608db6dc860b888413cdd82b5cc97c74.jpgToàn cảnh hội nghị

Tính đến hết năm 2023 toàn tỉnh Hải Dương có 4 di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt; 142 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và 271 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Trên cơ sở Luật Di sản văn hóa, hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích được thực hiện một cách bài bản, khoa học, đúng với quy định của Nhà nước. Tính từ năm 2010 đến 2023, trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã có 397 lượt di tích được tu bổ, tôn tạo với tổng số tiền là hơn 3.000 tỷ đồng, trong đó có nhiều di tích được tu bổ, tôn tạo trên quy mô lớn. 11 bảo vật quốc gia đang được các đơn vị, di tích lưu giữ, bảo quản, đảm bảo an toàn, đã và đang phát huy tốt giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc đối với cộng đồng. Tại buổi làm việc, các đơn vị đề xuất, kiến nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về di sản văn hóa để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ, phát huy các giá trị di sản văn hóa của dân tộc. Sớm ban hành Luật Di sản văn hóa sửa đổi, bổ sung phù hợp với các quy định hiện hành, nhất là Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng. Ban hành, sửa đổi, bổ sung văn bản luật trong các lĩnh vực khác cần căn cứ vào các quy định của Luật Di sản văn hóa tránh gây khó khăn cho các địa phương khi triển khai thực hiện.

D:\Desktop\z5447183697773_e3c0e6559050b1c029496254cc9c6f9b.jpgĐồng chí Nguyễn Thành Trung – Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Hải Dương báo cáo tình hình thực hiện Luật di sản

D:\Desktop\z5447183693241_a0915fc5a8ca3d4170a2a7fd9172e7d6.jpgThành viên hội nghị phát biểu ý kiến

Các ý kiến cũng nêu ra những khó khăn, vướng mắc và hạn chế bất cập trong việc thực thi Luật Di sản văn hóa và các văn bản có liên quan. Từ thực tiễn triển khai, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch cũng có nhiều đề xuất, kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về Di sản văn hóa để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc. Phát biểu tại buổi khảo sát, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga cảm ơn sự quan tâm, phối hợp và những đóng góp, ý kiến, kiến nghị của các sở, ngành đã giúp Đoàn nắm bắt tổng thể, nhất là kết quả nổi bật, những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện Luật Di sản văn hoá. Đây cũng là kênh thông tin quan trọng để đại biểu Quốc hội tham gia, góp ý vào việc xây dựng dự thảo Luật Di sản văn hoá (sửa đổi) trong kỳ họp tới. Những kiến nghị của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch trong thực Luật Di sản văn hoá, Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ tổng hợp để kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành quan tâm giải quyết.

Nguồn: PV

Để lại một bình luận