Từ nhiều thế kỉ nay, Côn Sơn – Kiếp Bạc đã trở thành địa chỉ nổi tiếng về lịch sử và văn hóa. Trong tâm thức người Việt, Côn Sơn – Kiếp Bạc là chốn thiêng liêng, nơi lắng đọng hồn thiêng của non sông đất nước, luôn nhắc nhở mọi người về truyền thống anh hùng của dân tộc, về các bậc danh nhân như: Trần Hưng Đạo, Huyền Quang, Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi…
Ngày 15 tháng 2 năm 1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Côn Sơn. Người chống gậy, trèo non, đi thăm Thạch Bàn, suối Côn Sơn, động Thanh Hư và chăm chú đọc bia tại chùa Côn Sơn. Hình ảnh trèo non, lội suối, đọc bia của Bác trở thành biểu tượng cao đẹp của một nhà văn hoá, một nhân cách lớn, trân trọng quá khứ lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc.Từ đó đến nay, hầu hết các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước đã đến thăm Côn Sơn – Kiếp Bạc, để lại những kỉ niệm sâu sắc và những dòng lưu bút cảm động, khẳng định những giá trị to lớn về nhiều mặt của khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc; đồng thời, cho ý kiến chỉ đạo sâu sát về việc giữ gìn trùng tu, tôn tạo, khôi phục, phát huy giá trị di tích để các thế hệ con cháu hôm nay và mai sau được tiếp tục tìm hiểu, học tập và phát huy truyền thống của cha ông.
Bác Hồ đọc bia chùa Côn Sơn | Chủ tịch Hồ Chí Minh ký lưu bút vào sổ truyền thống tại di tích Côn Sơn, ngày 15 -2 -1965 |
Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh thăm Thạch Bàn Trong dịp về thăm di tích Côn Sơn ngày 27/4/1974 |
Đ/c Phạm Văn Đồng – Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam nghe giới thiệu về thân thế sự nghiệp Nguyễn Trãi tại Côn Sơn năm 1976 |
Đ/c Nguyễn Hữu Thọ – Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam thăm di tích Côn Sơn năm 1978 |
Đ/c Đỗ Mười Tổng Bí thư BCH TW Đảng CSVN về thăm di tích Côn Sơn ngày 01/5/1992 |
Đ/c Nguyễn Văn Linh – Cố vấn BCH TW Đảng thăm di tích Côn Sơn tháng 6 / 1993 |
Đ/c Nông Đức Mạnh – Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thăm di tích Kiếp Bạc, tháng 9/1993 |
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
thăm di tích Kiếp Bạc tháng 10/1993 |
Đại tướng Võ Nguyên Giáp ghi lưu bút tại di tích Côn Sơn tháng 10/1993 |