Khu di tích Côn Sơn, Kiếp Bạc thuộc phường Trần Hưng Đạo, thành phố Hải Phòng. Từ nhiều thế kỷ trước, Côn Sơn – Kiếp Bạc là trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng, địa chỉ du lịch hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Công tác quản lý, khai thác, phát huy tác dụng của khu di tích được Đảng và Nhà nước quan tâm sâu sắc. Ngày 28 tháng 4 năm 1962, Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng Côn Sơn và Kiếp Bạc là di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia. Năm 2012, khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc được Chính phủ xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt, Lễ hội chùa Côn Sơn và lễ hội đền Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Tháng 6/2025 Ban Quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc được tổ chức lại trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương trên cơ sở tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ từ Ban Quản lý di tích huyện Cẩm Giàng, Ban Quản lý di tích thị xã Kinh Môn và các di tích chùa Thanh Mai, xã Hoàng Hoa Thám và đền chùa Nam Tào, Bắc Đẩu, xã Hưng Đạo, thành phố Chí Linh.
BAN QUẢN LÝ DI TÍCH CÔN SƠN – KIẾP BẠC
Địa chỉ: Phường Trần Hưng Đạo, thành phố Hải Phòng
Điện thoại: 02203.882.400
Website: consonkiepbac.org.vn
Fanpage: Du lịch Côn Sơn – Kiếp Bạc
Được chính thức thành lập vào ngày 22/2/1994
Cơ quan chủ quản trực tiếp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Cơ quan quản lý về chuyên môn: Cục Di Sản – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
* BAN LÃNH ĐẠO:
- Bà Nguyễn Thị Thùy Liên (Thạc sĩ Văn hóa học): Trưởng ban
- Ông Lê Duy Mạnh (Tiến sĩ Sử học): Phó trưởng ban
- Ông Nguyễn Văn Cường (Thạc sĩ Sử học): Phó trưởng ban
- Ông Nguyễn Văn Học: Phó trưởng ban
* QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP
Khu di tích Côn Sơn, Kiếp Bạc thuộc phường Trần Hưng Đạo, thành phố Hải Phòng. Từ nhiều thế kỷ trước, Côn Sơn – Kiếp Bạc là trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng, địa chỉ du lịch hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Công tác quản lý, khai thác, phát huy tác dụng của khu di tích được Đảng và Nhà nước quan tâm sâu sắc. Ngày 28 tháng 4 năm 1962, Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng Côn Sơn và Kiếp Bạc là di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia. Năm 2012, khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc được Chính phủ xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt, Lễ hội chùa Côn Sơn và lễ hội đền Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Từ năm 1962 đến nay, công tác quản lý khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc trải qua 4 thời kỳ:
– Từ (1962 – 1989), do Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Chí Linh, tỉnh Hải Hưng (nay là tỉnh Hải Dương) trực tiếp quản lý.
– Từ (1989 – 1994), do Bảo tàng tỉnh trực thuộc Sở Văn hóa Hải Hưng (nay là tỉnh Hải Dương) trực tiếp quản lý.
– Ngày 22/2/1994, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Hưng (nay là Hải Dương) ra quyết định số 153/QĐ – UB thành lập Ban quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc trực thuộc Sở Văn hóa Thông tin. Từ đó, Ban quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc trực thuộc Sở Văn hóa Thông tin (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương) trực tiếp quản lý.
– Ngày 23/6/2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ra Quyết định số 2289/QĐ-UBND tổ chức lại Ban Quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương trên cơ sở tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ từ Ban Quản lý di tích huyện Cẩm Giàng, Ban Quản lý di tích thị xã Kinh Môn và các di tích chùa Thanh Mai, xã Hoàng Hoa Thám và đền chùa Nam Tào, Bắc Đẩu, xã Hưng Đạo, thành phố Chí Linh.
Từ khi thành lập đến nay, Ban quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đã có nhiều thành tích trong công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích. Năm 2014, được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng 3. Năm 2024, được Nhà nước trao tặng huân chương lao động hạng Nhì.
* VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG
Ban Quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Có chức năng trực tiếp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích quốc gia đặc biệt và các di tích thuộc thành phần hồ sơ đề cử di sản thế giới trên địa bàn tỉnh Hải Dương; tổ chức lễ hội truyền thống; tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, du lịch và dịch vụ tại các di tích thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và của tỉnh.
Ban Quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp
luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
* NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích được giao quản lý (sau đây gọi là di tích) trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Thực hiện công tác kiểm kê, bảo quản di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, hiện vật, đồ thờ thuộc di tích; lập, lưu trữ hồ sơ di tích, hồ sơ hiện vật, hồ sơ khoa học đề nghị công nhận bảo vật quốc gia trình cấp có thẩm quyền thẩm định, công nhận theo quy định của Nhà nước và của tỉnh.
3. Nghiên cứu, phục dựng, tổ chức lễ hội truyền thống nhằm tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội, đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân.
4. Tổ chức và phối hợp tổ chức các hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tuyên truyền, trưng bày, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm… nhằm phát huy giá trị lịch sử, văn hoá của di tích; tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học, công nghệ trong công tác quản lý, bảo vệ và phát huy các giá trị của di tích.
5. Lập dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt, thực hiện việc cắm mốc giới các khu vực bảo vệ di tích theo quy định của pháp luật và của tỉnh.
6. Tham mưu, phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các quy hoạch; dự án đầu tư; dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; các công trình xây dựng cơ bản… thuộc di tích sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật và của tỉnh.
7. Tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch; xây dựng sản phẩm du lịch; tổ chức các hoạt động dịch vụ văn hoá, du lịch; hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoạt động cho thuê tài sản công, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hóa tại di tích.
8. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại di sản văn hóa của di tích; chăm sóc, bảo vệ cảnh quan, môi trường trong
di tích và khu vực xung quanh để đảm bảo xanh – sạch – đẹp; đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ tại di tích.
9. Thực hiện việc thu phí tham quan di tích theo mức phí do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định; huy động mọi nguồn lực đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
10. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chuyên môn nghiệp vụ trực thuộc đơn vị, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị và theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
11. Bảo đảm chất lượng dịch vụ sự nghiệp công theo các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định; thực hiện quy định công khai,
trách nhiệm giải trình hoạt động của đơn vị theo quy định của pháp luật.
12. Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong đơn vị; thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đối với viên chức và người lao động thuộc đơn vị theo quy định của pháp luật và theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
13. Quản lý, sử dụng và chịu trách nhiệm về nguồn tài chính, tài sản được giao và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tổ chức tuyên truyền, vận động xã hội hóa các nguồn lực công đức, đầu tư xây dựng, tu bổ, cải tạo, kiến thiết di tích. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành và tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao.
14. Thực hiện hợp tác quốc tế trong các hoạt động bảo vệ và phát huy các giá trị của di tích theo quy định của pháp luật và của tỉnh.
15. Thực hiện nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao và theo quy định của pháp luật.
* CƠ CẤU TỔ CHỨC
1. Lãnh đạo Ban Quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, gồm: Trưởng ban và 03 Phó Trưởng ban.
2. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ:
– Phòng Hành chính – Quản trị.
– Phòng Kế hoạch – Tài chính.
– Phòng Nghiệp vụ.
– Phòng Xây dựng – Tu bổ di tích.
– Phòng Du lịch – Dịch vụ.
– Phòng Quản lý di tích Kiếp Bạc.
– Phòng Quản lý di tích Côn Sơn.
– Phòng Quản lý di tích Quốc gia đặc biệt Cẩm Giàng.
– Phòng Quản lý di tích Quốc gia đặc biệt Kinh Môn.
* CÁC TRƯỞNG PHÒNG
- Phòng quản lý di tích Côn Sơn
– Trưởng phòng: Ông Mạc Văn Hải
- Phòng quản lý di tích Kiếp Bạc
– Trưởng phòng: Ông Phạm Khắc Cường
- Phòng Quản lý đền thờ Nguyễn Trãi
– Trưởng phòng: Ông Vũ Đại Dương
- Phòng Nghiệp vụ
– Trưởng phòng: Bà Ngô Thị Lượng
- Phòng Hành chính – quản trị
– Trưởng phòng: Ông Nguyễn Xuân Tám
- Phòng Kế hoạch – tài chính
– Trưởng phòng: Ông Nguyễn Xuân Tráng
Điện thoại: 02203.885.024
- Phòng Xây dựng – Tu bổ di tích
– Trưởng phòng: Ông Nguyễn Đức Hòa
- Phòng Du lịch – Dịch vụ:
– Trưởng phòng: Bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân
9. Phòng Quản lý di tích Quốc gia đặc biệt Kinh Môn
– Trưởng phòng: Nguyễn Đức Nghĩa
10. Phòng Quản lý di tích Quốc gia đặc biệt Cẩm Giàng
– Trưởng phòng: Ông Hà Quang Thành