DƯỢC SƠN

Núi Dược Sơn là một trong những “bát cổ” của đất Chí Linh xưa. Địa thế như rồng uốn khúc từ trên núi xuống giống hình tay ngai. Trong sách “Đại Nam nhất thống chí” phần tỉnh Hải Dương có chép về địa thế của núi Dược Sơn như sau: “Núi Dược Sơn ở cách huyện Chí Linh 19 dặm về phía Bắc, tiếp nối với núi Vạn Yên, thuộc huyện Phượng Nhỡn tỉnh Bắc Ninh, dưới núii có động Nam Tào, đối diện với động Bắc Đẩu núi Vạn Yên”.

Núi Dược Sơn là một trong những “bát cổ” của đất Chí Linh xưa. Địa thế như rồng uốn khúc từ trên núi xuống giống hình tay ngai. Trong sách “Đại Nam nhất thống chí” phần tỉnh Hải Dương có chép về địa thế của núi Dược Sơn như sau: “Núi Dược Sơn ở cách huyện Chí Linh 19 dặm về phía Bắc, tiếp nối với núi Vạn Yên, thuộc huyện Phượng Nhỡn tỉnh Bắc Ninh, dưới núii có động Nam Tào, đối diện với động Bắc Đẩu núi Vạn Yên“. Cũng trong sách này, ở mục Cổ tích có ghi:” Vườn cổ Dược Sơn: Ở xã Dược Sơn huyện Chí Linh là chỗ nhà cũ của Trần Hưng Đạo Vương, nền cũ vẫn còn “. Sách Lịch sử Việt Nam, tập I ghi: “Từ thế kỷ XIII Trần Quốc Tuấn và Thái y viện nhà Trần đã coi trọng việc sử dụng các cây thuốc trong nước để chữa bệnh cho nhân dân và vết thương cho quân lính. Tại Vạn Kiếp Quốc Tuấn gây dựng được một khu vực trồng cây thuốc khá rộng (ngọn núi đó đến nay vẫn mang tên là Dược Sơn)“.

Vườn cây lúc đầu nhỏ, sau này càng mở rộng, được gọi là Dược Sơn. Chắc hẳn vườn cây thuốc đặc biệt này  góp phần không nhỏ vào việc chữa bệnh, bảo vệ sức khoẻ cho quân và dân để chiến thắnh ngoại xâm, những truyền thuyết về di tích Dược Sơn vẫn còn đến ngày nay. Truyền thuyết kể lại rằng: “Một đêm Hưng Đạo Đại Vương nằm mơ thấy có một ông già đầu quấn khăn nâu, mình mặc áo dài đen, tay xách túi cói vào tìm gặp. Ông lão vái ba vái nói: “Tôi là Dược linh, biết Đức Ông cần thuốc nên đem biếu”. Hưng Đạo Vương cảm tạ và đáp lễ nhận túi. Mở túi Quốc Công chỉ thấy có mấy cây thuốc giống, ngẩng lên Hưng Đạo Vương không thấy ông lão đâu nữa. Chuyện cây thuốc làm ông không sao ngủ được.Về sau, trên đường về Xưởng Thuyền cách Vạn Kiếp vài dặm Hưng Đạo Vương thấy bên đường có những cây non giống như cây thuốc trong mơ, ông đã đem về trồng ở trên núi rồi tự tay hái lá làm thuốc đắp vết thương cho quân lính, quả nhiên vết thương lành hẳn. Từ đó núi có tên là Dược Sơn. Dân trong vùng  truyền rằng thuốc trồng ở Dược Sơn không có thứ thuốc nào sánh kịp. Phải chăng đây là vườn thuốc quốc gia đầu tiên của nước ta và cho đến ngày nay vẫn là “Độc nhất vô nhị”. Vườn cây thuốc này rộng tới “hơn 10 ha với khoảng 200 loài cây thuốc, theo những lời truyền qua các thế hệ“. Theo thống kê của Viện y học dân tộc Trung ương thập kỉ 70 (thế kỷ XX) thì khoảng  # 600 cây trồng và cây hoang dại là cây thuốc Nam. Hiện nay đi lướt phía sườn đồi còn đếm được hơn 50 loài đang tồn tại điển hình như: Cây Lạc Tiên (Hồng dây), cây Móng hổ, cây cỏ Chỉ thiên, Cây Ruột già, cây Mặt quỷ, cây Hà thủ ô, cây Mặt trời, cây Bồ Giác…

Dược Sơn  gắn bó mật thiết với di tích Kiếp  Bạc, với tên tuổi vị anh hùng Trần Hưng Đạo. Quả vậy, hàng năm về lễ hội Kiếp Bạc dù tiết trời thế nào mọi người đều cố leo lên đền Nam Tào thăm núi Dược Sơn uống nước lá thuốc Dược Sơn. Đứng đây không khỏi xúc động trước đất trời, sống núi mênh mông mà cha ông ta đã tốn bao xương máu, công sức giữ gìn đến ngày nay. Người ta còn tìm mua những vị thuốc cây thuốc được tin là linh dược.

Trải qua 7 thể kỷ, Dược Sơn nay đã hoang sơ, cây thuốc nam đã bị chặt phá thay vào đó là những cây có giá trị kinh tế cao như: vải, nhãn… Thật đáng tiếc! di tích Kiếp Bạc qua nhiều đời được nhân dân ta trân trọng giữ gìn, các triều đại luôn có sắc chỉ nghiêm cấm mọi hành động vi phạm. Năm 1962 đã được nhà nước xếp hạng đợt đầu, năm 1994 lại được xếp vào hàng những di tích đặt biệt quan trọng  được quan tâm trùng tu, bảo tồn. Kiếp Bạc cùng Côn Sơn hình thành một quần thể rất  phong phú về di chỉ, đền chùa, gắn với một vùng thiên nhiên hùng vĩ có rừng, núi, sông hồ. Giá trị di tích càng lớn lao vì cảnh quan môi trường và sự đa dạng sinh học. Kiếp Bạc không thể thiếu cây thuốc với rừng cây trên Nam Tào – Bắc Đẩu.

Khu di tích Côn Sơn -Kiếp Bạc đang được quy hoạch tổng thể để  bảo tồn, tôn tạo thành một khu du lịch – văn hoá lớn. Trong đó vườn thuốc Dược Sơn  được quan tâm như một hạng mục quan trọng, bởi vì ngoài ý nghĩa lịch sử còn có giá trị đặc biệt về y học và kinh tế. Phục hồi được vườn thuốc Dược Sơn sẽ làm cảnh quan khu di tích Kiếp Bạc thêm phong phú thơ mộng đồng thời có tác dụng giáo dục các thế hệ sau hiểu biết hơn về vai trò của căn cứ Vạn Kiếp trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông thế kỉ XIII, để các thế hệ sau tự hào về truyền thống yêu nước về mảnh đất “địa linh nhân kiệt” cũng khôi phục được một trong bát cổ của Chí Linh – một việc làm mà người dân địa phương vẫn ao ước.

Trả lời