Là cụm di tích lịch sử – văn hoá thuộc thôn Trung Quê, xã Lê Lợi,thành phố Chí Linh, Hải Dương. Đền thờ Thiên Thành công chúa, phu nhân Hưng Đạo Đại Vương. Bà là người có công lớn khai khẩn, mở mang làng Trung Quê; xây dựng căn cứ hậu phương vững chắc, phục vụ đại bản doanh Vạn Kiếp trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông xâm lược. Ngày nay, hàng loạt di tích ở xứ đồng Trung Quê như: Hố lợn, Lòng thuyền, Bãi Tàn, Bãi Quạt, Thấp Vun…đều gắn với những huyền tích về Bà.
Là cụm di tích lịch sử – văn hoá thuộc thôn Trung Quê, xã Lê Lợi, huyện Chí Linh, Hải Dương. Đền thờ Thiên Thành công chúa, phu nhân Hưng Đạo Đại Vương. Bà là người có công lớn khai khẩn, mở mang làng Trung Quê; xây dựng căn cứ hậu phương vững chắc, phục vụ đại bản doanh Vạn Kiếp trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông xâm lược. Ngày nay, hàng loạt di tích ở xứ đồng Trung Quê như: Hố lợn, Lòng thuyền, Bãi Tàn, Bãi Quạt, Thấp Vun…đều gắn với những huyền tích về Bà.
Mùa thu, năm 1289 Thiên Thành công chúa qua đời, nhân dân làng Trung Quê lập đền thờ, tôn là Quốc Mẫu Vua Bà.
Đền Trung Quê được khởi dựng vào thời Trần, trùng tu, tôn tạo vào thời Nguyễn. Đền cấu trúc chữ đinh, toạ lạc trên khu đất bằng, hậu chẩm dựa và núi Chùa, phía trước nhìn ra 3 ngọn núi (núi Quy, núi Voi, núi Hổ) chầu vào.
Lễ hội truyền thống đền Trung Quê tổ chức vào ngày 16/3 âm lịch với các nghi lễ: lễ sản tước (lễ sửa sang kiệu rước, lễ phẩm), tế tiến (khai hội), tế tạ; rước văn, rước tượng…ngoài ra, còn có các trò chơi dân gian: thi vật, cờ tướng, cờ người, thi nấu cơm…
Nhà tổ Chùa Trung Quê thờ đệ nhất tổ Trúc Lâm Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông. Ông là vị vua anh minh thời Trần, tại ngôi 13 năm, xuất giới đi tu ở núi Yên Tử (Quảng Ninh). Ông vân du, hoằng dương phật pháp ở khắp nơi và đã từng dừng chân tại chùa Côn Sơn lập Liêu Kỳ Lân, mở mang giáo phái.
Ngoài ra, chùa Trung Quê thờ Phật theo phái Đại Thừa truyền thống, gồm các pho tượng: Tam Thế, A Di Đà, Quan Âm, Thế Chí, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, toà Cửu Long, Đức Ông, Đức Thánh Hiền…
Chùa Trung Quê được xây dựng từ nhiều thế kỷ trước. Năm 1716, nhân dân công đức tu tạo chùa. Năm 1881, chùa được trùng tu lớn, dựng bia ghi chép lại. Đầu thế kỷ 20, chùa Trung Quê được tu tạo và giữ gìn cho đến nay. Chùa có kiến trúc kiểu chữ Đinh gồm 3 gian Tiền đường và hai gian Hậu cung.
Sự lệ chính của chùa tổ chức ngày 30/10 đến ngày1/11 (âm lịch), kỷ niệm ngày mất của Đức Trần Nhân Tông.