ĐỀN CHU VĂN AN – NGÔI ĐỀN THỜ CHU VĂN AN

Tìm hiểu về lịch sử đền Chu Văn An

Thầy Chu Văn An quê gốc tại làng Văn Thôn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Thành Phố Hà Nội. Thầy là người có công lớn trong việc truyền bá giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng Giáo ở Việt Nam. Năm 16 ông thi đỗ Đình Thí nhưng không làm quan mà mở trường dạy học. Đến năm 20 tuổi, ông được vua mời về dạy cho Thái tử. Sau đó, ông kiến nghị với vua chém 7 tên gian thần nhưng không được vua đồng ý. Chu Văn An xin thôi làm quan triều đình về ở ẩn tại núi Phượng Hoàng nghiên cứu y thuật và làm thơ, viết sách đến cuối đời.

Sau khi thầy mấy, thầy được nhân dân tôn kính và lập đền thờ tại nơi thầy dạy học. Sau nhiều năm, ngôi đền gần như bị tàn phá hoàn toàn và được nhân dân xây dựng lại cho đến bây giờ.

Đền Chu Văn An Hải Dương

Kiến trúc ngôi đền Chu Văn An

Qua nhiều lần trùng tu, đền thờ Chu Văn An trở thành quần thể kiến trúc bề thế bao gồm: tam quan nội, tam quan ngoại, sân hạ, sân trung, sân thượng, vườn cây, hai nhà giải vũ, hai nhà bia, đền thờ chính cùng những bức phù điêu chạm Long Phượng vờn mây và 112 bậc đá dẫn lên đền thờ chính.

Đền chính nằm trên vùng đất cao, rộng và theo phong thủy định thì đây là mắt của chim Phượng. Phía trước đền có núi Ngọc làm tiền án, phía sau có núi Phượng làm hậu trẩm, hai bên là núi Kì Lân và núi Phượng Hoàng chầu về. Đền Chu Văn An được xây dựng theo hình chữ Nhị, phong cách kiến trúc thời Nguyễn, chồng diêm 2 tầng 8 mái, ngói liệt với 8 góc đao cong, bao gồm 5 gian tiền tế và 1 gian hậu cung.

Tại gian tiền tế, ngay tại chính giữa đặt ban thờ công đồng, ngay phía sau là ban thờ gia tiên họ Chu, bên phải là ban thờ sơn thần núi Phượng Hoàng, bên trái là ban thờ các môn sinh của thầy. Hậu cung đặt tượng thờ thầy đồng bằng nặng 100kg. Nghệ thuật trang trí trong đền rất đặc biệt theo đề tài tứ linh (Long – Ly – Quy – Phượng) và tứ quý (Tùng – Cúc – Trúc – Mai). Các bức y môn sơn son thếp vàng, trang trí mỹ thuật theo hình tượng “rồng chầu hoa cúc mãn khai”. Phía trước đền Chu Văn An là đôi rồng đá mang phong cách kiến trúc thời Trần…

Quần thể đền Chu Văn An thanh tịnh, cuộn mình trong khu rừng thông xanh ngút ngàn, nổi bật lên hàng chữ “Vạn thế sư biểu” đặc biệt là bảng khắc chữa Học rất lớn theo lối vào đền. Điều này thể hiện tấm lòng của những người đã được học bởi thầy Chu Văn An.

Đền Chu Văn An

Lễ hội đền thờ Chu Văn An

Hàng năm, tại đền Chu Văn An diễn ra lễ khai bút đầu xuân vào ngày 6 tháng Giêng với 4 chữ thư pháp Hán Nôm: Chính – Học – Thuần – Hành, và 10 chữ Quốc ngữ: Tâm – Đức – Chí – Nghĩa – Trung – Tài – Minh – Trí – Thành – Vinh. Đây là nét đẹp văn hóa được gìn giữ từ khi thầy Chu Văn An về đây mở lớp dạy học.

Và lễ hội đền Chu Văn An mùa thu diễn ra từ ngày 1 – 25/8 âm lịch (chính hội ngày 25). Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam vào ngày 20/11 dương lịch. Lễ hội về nguồn từ ngày 24 – 26/11 âm lịch (chính hội ngày 26).

Lễ hội đền Chu Văn An

Ngoài việc dâng đồ tế lễ mặn thì du khách có thể dâng bút, sách, vở để cầu thi cử, học hành, công danh thành đạt. Đây còn được coi là nơi du lịch tâm linh mang ý nghĩa cao đẹp với rất nhiều du khách, cán bộ, học sinh, sinh viên trên mọi miền cả nước. Chính vì thế, du khách hãy dành trọn 1 ngày đến tế lễ vào dịp đầu năm mới, đúng dịp khai bút để cầu công danh học hành cho con cháu, người thân mình.

Trả lời