ĐỀ CỬ DI SẢN THẾ GIỚI QUẦN THỂ DI TÍCH VÀ DANH THẮNG YÊN TỬ – VĨNH NGHIÊM – CÔN SƠN, KIẾP BẠC  

 Quần thể Di tích và Danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc là một đề cử chuỗi di tích liên hoàn, bao gồm một số di tích và danh thắng trên địa bàn 03 tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang và Hải Dương. Các di tích và danh thắng của Quần thể đều nằm trên vùng sông núi của cánh cung Đông Triều, với đỉnh cao nhất là ngọn núi Yên Tử ở độ cao 1.068m so với mực nước biển. Từng là “xương sống”, là “động mạch chủ” của Đại Việt, khu vực này đã chứng kiến nhiều quá trình/hiện tượng địa chất quan trọng, như các quá trình biển tiến-biển thoái, tương tác lục địa-đại dương, sự thay đổi của các dòng sông, tiến hóa từ đồng bằng châu thổ sang đồng bằng cửa sông hình phễu và ngược lại…  Yên Tử từ xa xưa đã được coi là một “phúc địa”, một vùng đất “địa linh nhân kiệt” của Giao Châu, là quê gốc của họ Trần – dòng họ sau này đã lập nên một triều đại phong kiến rực rỡ của Đại Việt trong các thế kỷ 13-14, là “Đất tổ Phật giáo Trúc lâm Việt Nam”…, khu vực này nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh hùng vĩ, nhiều di tích lịch sử – văn hóa, nhiều truyền thống, tín ngưỡng đạt giá trị di sản cả vật thể và phi vật thể đặc sắc vẫn còn đang được bảo tồn và phát huy giá trị ít nhất cũng từ hơn 700 năm trở lại đây, minh chứng cho một truyền thống văn hóa độc đáo – một truyền thống khai thác, sử dụng đất, núi, sông và biển điển hình của người Việt trong nhiều thế kỷ.

Quần thể Di tích và Danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc gồm 32 di tích và danh thắng thuộc phạm vi của 06 Khu di tích Quốc gia, Quốc gia Đặc biệt sau: Khu di tích và danh thắng Yên Tử (Tp. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh); Khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều (thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh); Khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh); Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc – Thanh Mai (Tp. Chí Linh, tỉnh Hải Dương); Khu di tích An Phụ – Kính Chủ – Nhẫm Dương (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương); và các di tích Quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà thuộc Khu di tích Tây Yên Tử (tỉnh Bắc Giang).

32 di tích và danh thắng của Khu di sản đề cử được lựa chọn từ hàng trăm di tích và danh thắng thuộc 06 Khu di tích Quốc gia, Quốc gia Đặc biệt kể trên để cùng thể hiện một câu chuyện di sản:

Các di tích liên quan đến nơi chôn rau cắt rốn của dòng họ Trần và nơi yên nghỉ của nhiều vị vua triều Trần: Thái miếu, đền An Sinh, Thái Lăng, đền Kiếp Bạc.

Các di tích liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông và sự ra đời của Phật giáo Trúc Lâm trên Dãy núi Yên Tử: Chùa Bí Thượng; chùa Suối Tắm; chùa Cầm Thực; chùa Lân; chùa Giải Oan; chùa Hoa Yên (bao gồm cả các vườn tháp Huệ Quang và Hòn Ngọc; am Thiền Định, thác Ngự Dội, thác Vàng; chùa Một Mái; am Hoa, am Dược, am Thung, thác Bạc; chùa Vân Tiêu (bao gồm cả vườn tháp Vọng Tiên Cung); chùa Bảo Sái; Tượng An Kỳ Sinh; Tượng Phật Nằm; chùa Đồng; Đường Tùng; am chùa Ngọa Vân.

Các di tích liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Đệ nhị Tổ Pháp Loa và Đệ tam Tổ Huyền Quang và thời kỳ hoằng dương của Phật giáo Trúc Lâm: Chùa Ba Bậc; Hồ Thiên; chùa Vĩnh Nghiêm; chùa Thanh Mai; chùa Côn Sơn.

Các di tích liên quan đến thời kỳ chấn hưng và giao hòa của Phật giáo Trúc Lâm: Đá Chồng; chùa Bổ Đà; chùa Nhẫm Dương.

Các di tích liên quan đến vai trò, ảnh hưởng của Phật giáo Trúc Lâm, sự đồng hành với Đạo giáo, Nho giáo và tín ngưỡng bản địa trong cuộc sống Đại Việt và chi tiết thêm về truyền thống sử dụng đất, nước của người Việt: Động Kính Chủ; Bãi cọc Yên Giang; Bãi cọc đồng Vạn Muối; Bãi cọc đồng Má Ngựa.

The monuments and landscapes complex of Yen Tu – Vinh Nghiem – Con Son, Kiep Bac is a series of monuments and landscapes that belong to the three provinces of Quang Ninh, Bac Giang and Hai Duong. The monuments and landscape are all located on a river-mountain system of the so-called Dong Trieu bow-shaped mountain range, the highest peak of which being Yen Tu mountain at an altitude of 1,068m above sea level. Having been formerly the “backbone”, the “spiritual land of outstanding people” “aorta” of Dai Viet (name of Vietnam in Tran dynasty) the area has witnessed many important geological processes/phenomena, e.g.transgression-regressions, continental-oceanic interactions, changes of river courses, evolution from deltaic to estuary plains and vice versa, etc. Having also long been considered the “holy land”, the “”spiritual land of outstanding people” of Giao Chau, homeland of the Tran family – the family that later established a brilliant feudal dynasty of Dai Viet in the 13-14 centuries, the “ancestral land” of Vietnam’s Truc Lam Buddhism etc., this area is famous for many majestic landscapes, many historical-cultural relics, many traditions and beliefs that are of both tangible and intangible heritage values and are preserved and promoted for at least more than 700 years, demonstrating a unique cultural tradition – a typical tradition of exploiting and using land, mountains, rivers and seas of the Vietnamese people for many centuries.

The Complex of Yen Tu Monuments and Landscapes includes 32 monuments and landscapes that belong to 06 Vietnam’s Special National Monuments:  Yen Tu historic and scenic area (Uong Bi city and Dong Trieu town, Quang Ninh province), Tran Dynasty historical relic area in Dong Trieu (Dong Trieu town, Quang Ninh province), Bach Dang Victory historical relic area (Quang Yen commune, Quang Ninh province), Con Son – Kiep Bac – Thanh Mai relic area (Chi Linh town, Hai Duong province), An Phu – Kinh Chu – Nham Duong relic area (Kinh Mon commune, Hai Duong province) and West Yen Tu relic and scenic area (Bac Giang province).

A heritage story has been told through 32 nominated monuments and landscapes which were selected from hundreds of sites belonging to 06 Vietnam’s Special National Monuments mentioned above.

Relics related to the homeland of the Tran family, the resting place, and worshiping places of many kings and royalty of the Tran Dynasty: Imperial Ancestral shrine; An Sinh temple; Thai Lang mausoleum; Kiep Bac temple.

Relics related to the life and religious career of Buddha-Emperor Tran Nhan Tong and the birth of Truc Lam Buddhism in the Yen Tu Mountains: Bi Thuong pagoda; Suoi Tam pagoda; Cam Thuc pagoda; Lan pagoda; Giai Oan pagoda; Hoa Yen pagoda (including Hue Quang and Hon Ngoc stupa gardens); Thien Dinh am, Ngu Doi and Vang waterfalls; Mot Mai pagoda; am Hoa, am Duoc, am Thung, Bac waterfall; Van Tieu pagoda (including Vong Tien Cung tower-stupa garden); Bao Sai pagoda; An Ky Sinh stone statue; The Reclining Buddha statue and the Amitabha stela; Dong pagoda; Pilgrimage routes; Ngoa Van am – pagoda.

Relics related to the life and career of Second Patriarch Phap Loa and Third Patriarch Huyen Quang and the propagation period of Truc Lam Buddhism: Ba Bac pagoda; Ho Thien pagoda; Vinh Nghiem pagoda; Thanh Mai pagoda; Con Son pagoda.

Relics related to the revival and integration period of Truc Lam Buddhism: Da Chong pagoda; Bo Da pagoda; Nham Duong pagoda.

Relics related to the role and influence of Truc Lam Buddhism in Dai Viet’s life and the Vietnamese tradition of land and water use: Kinh Chu cave; Yen Giang stake yard; Dong Van Muoi stake yard; Dong Ma Ngua stake yard.

HÌNH ẢNH CÁC DI TÍCH THUỘC QUẦN THỂ DI TÍCH VÀ DANH THẮNG

YÊN TỬ – VĨNH NGHIÊM – CÔN SƠN, KIẾP BẠC

 

 

 

 

Trả lời