ĐẶC SẢN CÔN SƠN- KIẾP BẠC

Đến với Côn Sơn – Kiếp Bạc, du khách không chỉ được thưởng ngoạn phong cảnh núi rừng tuyệt đẹp mà còn được thưởng thức những món ăn giản dị, dân dã với những hương vị đặc sắc khó quên.

1. Trà sen Kiếp Bạc.

Trà sen Kiếp Bạc từ lâu đã trở thành một tinh thần đặc trưng của văn hóa trà Việt, mang trong đó nhiều triết lý nhân sinh và lòng tôn kính thiêng liêng. Trà sen Kiếp Bạc không chỉ đơn thuần để thưởng thức mà còn là “vật phẩm” kết tinh tinh hoa của trời đất cùng tình cảm “phụ- tử” thiêng liêng của con dân vùng Vạn Kiếp kính dâng lên Đức Thánh Trần. Bởi vậy, trà sen Kiếp Bạc là kết hợp sự tinh túy của hoa sen nơi phủ đệ Vạn Kiếp và cả một nghệ thuật ướp trà đầy công phu, tinh tế. Nước pha trà lấy từ Giếng Mắt Rồng, mạch nước ngầm linh thiêng của dãy núi Rồng, quanh năm xanh mát, ngọt lành. Đến thăm đền Kiếp Bạc vào những ngày hè rực nắng, được thưởng trà nơi phủ đệ của anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương, thánh địa của dòng Đạo Nội Việt Nam, trong không gian linh thiêng, bên cạnh hồ sen xanh mát, thoang thoảng hương đưa, nhâm nhi chén trà thơm ngát, vị chát nơi đầu lưỡi, thưởng thức cùng vị ngọt thanh của bánh đậu xanh, lòng người hòa quyện trong chén trà, lan tỏa khắp không gian, thư thái và thanh thản đến lạ lùng.

http://consonkiepbac.org.vn/wp-content/uploads/2021/04/sen-2.jpg

 

http://consonkiepbac.org.vn/wp-content/uploads/2021/04/sen-3-300x135.jpg                                 http://consonkiepbac.org.vn/wp-content/uploads/2021/04/sen-1-300x135.jpg

2. Cá chép lưng gù

Cá chép lưng gù, đặc sản của Lục Đầu Giang, được sinh trưởng trong môi trường hoàn toàn tự nhiên cho nên cá chép ở Kiếp Bạc rất khác so với cá chép ở vùng khác. Cá chép nơi đây đầu nhỏ, mình tròn, lưng gù, vị chắc, ngọt, thơm, không tanh, giá trị dinh dưỡng cao. Với bàn tay khéo léo của người dân nơi đây, cá chép được chế biến thành nhiều món như: nướng, om dưa, xào lăn, rán, hấp, gỏi cá chép … chắc chắn sẽ đem đến cho du khách những ấn tượng đặc biệt.

cá chép 1

 

3. Nem hến

Nem hến là món ăn đặc trưng của vùng Kiếp Bạc, với thành phần chủ yếu là thịt hến được đánh bắt từ sông Lục Đầu. Hến ở đây tuy không to nhưng vị rất ngọt, mẩy và chắc mang đậm hương vị của sông Lục Đầu. Thịt hến hòa quyện cùng với thịt lợn, trứng, miến, hành, mộc nhĩ, rau răm…, được cuốn tròn trong bánh đa nem, đem rán giòn, ăn kèm với bún hoặc cơm đều rất tuyệt. Có thể nói, sự kết hợp của các nguyên liệu làm nên nhân nem như mang một ý nghĩa biểu tượng về sự đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của người dân vùng Vạn Kiếp. Bánh đa nem vàng giòn cùng với nhân nem thơm phức, ngọt bùi thịt hến, hòa quện với vị cay cay của ớt, chua chua của giấm, ngòn ngọt của đường sẽ khiến cho du khách thưởng thức không bao giờ có thể quên được mùi vị đặc biệt này.

. nem hến

 

4. Tôm sông

Ngoài cá chép lưng gù, nem Hến thì không thể không nhắc đến tôm sông Lục Đầu. Được chế biến thành rất nhiều món như tôm tẩm bột, tôm chao, hấp với xả hay rim… đều mang lại hương vị dân dã thật khó quên.

http://consonkiepbac.org.vn/wp-content/uploads/2021/04/word-image-1.png

 

5. Gà đồi

Chí Linh từ lâu đã nổi tiếng với món gà đồi. Gà được nuôi thả tại các trang trại lớn trong rừng nên gà nơi đây có vị rất đặc biệt. Thịt gà rắn chắc, vị ngon, ngọt, da gà vàng óng và ăn rất giòn. Gà đồi được chế biến rất nhiều món như gà luộc, gà ủ muối, gà rang.. đặc biệt là gà nướng. Gà để nguyên con, ướp đầy đủ gia vị, nướng trên than hoa hoặc củi. Sự hòa hợp từ vị béo của mỡ gà, mùi thơm của quả mắc khén cùng với vị mặn, chua cay của muối tiêu chanh giúp cho du khách cảm nhận được sự khác biệt của món ăn đồng quê.

 

gà đồi                                    http://consonkiepbac.org.vn/wp-content/uploads/2021/04/GA-1-300x280.jpg

 

6. Nhộng ong

Nhộng ong là đặc sản của vùng núi rừng Côn Sơn, có giá trị dinh dưỡng cao, giàu năng lượng, vitamin và khoáng chất, có tác dụng bồi bổ sức khỏe và trị bệnh. Nhộng ong được chế biến thành rất nhiều món ngon nhưng du khách thích thưởng thức nhất là chao dầu. Từng con nhộng to, mẩy, vàng óng được chao giòn, ăn kèm với lá lốt chấm tương tạo nên hương vị thật khó quên.

Cách làm nhộng xào lá lốt thơm ngon cho bữa ăn gia đình

 

Ngoài ra, đến với Côn Sơn- Kiếp Bạc quý khách sẽ được thưởng thức những đặc sản giản dị mà đầy mê hoặc của Hải Dương.

  • Bánh đậu xanh

Bánh đậu xanh là đặc sản không thể không nhắc tại Hải Dương. Bánh được làm từ bột đậu xanh quết nhuyễn với đường và dầu thực vật hay mỡ động vật, thường là mỡ heo. Bánh được cắt thành từng khối vuông nhỏ, gói giấy bạc thành hộp nhỏ hay gói giấy thấm mỡ thành từng thỏi. Món này thường được dùng khi uống trà tàu hay chè xanh. Trải qua cả trăm năm, hương vị bánh đậu xanh vẫn không bị thay đổi nhiều, trở thành nét văn hóa ẩm thực rất đỗi tự hào của người dân Hải Dương.

http://consonkiepbac.org.vn/Content/Images/UserFiles/image/2015/thang%204/banh-dau-xanh-eccfe.jpg

 

  • Vải thiều Thanh Hà

Vải thiều là đặc sản mùa vụ. Mùa hè đỏ lửa cũng là lúc vườn vải nhuộm một màu đỏ sậm. Cũng từ khi ấy, khắp các con đường đổ vào các thị trường tiêu thụ lớn đều tràn ngập màu đỏ của vải. Nếu tháng 5 bạn có mặt ở Thanh Hà, huyện Nam Thanh, Hải Dương bạn sẽ thấy làng quê như có hội.

http://consonkiepbac.org.vn/Content/Images/UserFiles/image/2015/thang%204/201304102059_vai_thieu.JPG

 

Trái vải thiều Thanh Hà lớn cỡ ngón chân cái, tạo thành chùm, vỏ màu đỏ sậm hơi sần sùi. Bóc vỏ ra, bên trong là một lớp cùi trắng nõn, mọng nước, vị ngọt dịu mát, thơm của nước vải ngấm tận chân răng. Đặc biệt, mùi thơm của vải khi ăn xong vẫn còn vương vấn mãi.

  • Rươi cuối thu

Một đặc sản mùa vụ cũng không kém phần hấp dẫn khác ở Hải Dương là rươi. Mùa rươi bắt đầu từ độ tháng 8 âm lịch, ở Hải Dương rươi chỉ có ở các huyện Thanh Hà, Tứ Kỳ và Đông Triều. Món rươi dễ chế biến nhất, thơm ngon bậc nhất là làm chả. Chả rươi được chế biến theo các phương cách đặc biệt, thơm lừng hấp dẫn. Chấm chả rươi với mắm chắt, tỏi ớt băm nhuyễn ăn cùng bún, rau thơm ngậy ngon hết sức.

http://consonkiepbac.org.vn/Content/Images/UserFiles/image/2015/thang%204/cha-ruoi.JPG

 

 

  • Bánh gai

Dẫu không phải là mảnh đất sáng tạo bánh gai nhưng món bánh này ở Hải Dương cũng mang hương vị hấp dẫn khiến nhiều thực khách không khỏi ngỡ ngàng. Bánh có vỏ làm từ bột nếp hoà với lá gai đã được giã nhuyễn làm lên sắc đen huyền mà hấp dẫn đến lạ kỳ. Còn nhân bánh là tổng hợp rất nhiều nguyên liệu như dừa, đỗ xanh, bí đao, đôi chỗ còn cho thêm lạc, vừng, sen, mỡ lợn thái nhỏ… Bánh gai ở Hải Dương nổi tiếng nhất là bánh gai vùng Ninh Giang.

http://consonkiepbac.org.vn/Content/Images/UserFiles/image/2015/thang%204/banh-gai-hai-duong.JPG

 

  • Bún cá rô đồng

Bún cá rô đồng Hải Dương ngon đặc biệt hơn nhiều nơi khác, bởi cách chế biến nước dùng và cá đặc sắc. Ấy là cá rô làm sạch vẩy, bỏ vào nồi nước có nêm chút gia vị rồi luộc sôi. Chờ nguội thì gỡ thịt cá ra để riêng. Xương cá được giã nhừ, lọc kỹ rồi cho nước vào nồi nước dùng. Cá phải đúng cá rô đồng, rau cải cúc, rau cải xanh hay rau cần phải tươi non, làm sạch rồi cắt khúc đều chằn chặn. Cá rô đồng béo chắc cũng phải đủ to thì mới gỡ được khổ thịt ưng ý mà không vụn quá. Bát bún được bưng lên, nghi ngút khói. Trên bát bún cá, ngoài hành hoa, rau thìa là tươi non thì bao giờ cũng điểm xuyết thêm lớp trứng cá mịn màng, vàng ruộm. Nếu có dịp ghé thăm Hải Dương, đừng quên thưởng thức món ăn dân dã nhưng cũng không kém phần công phu này nhé.

http://consonkiepbac.org.vn/Content/Images/UserFiles/image/2015/thang%204/bun%20ca.JPG

 

 

 

 

Trả lời