Côn Sơn (Chí Linh) nơi danh sơn cổ tự lưu giữ nhiều giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể của các triều đại và dấu ấn của nhiều danh nhân đất Việt như: Đệ nhất tổ Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, đệ nhị tổ Pháp Loa tôn giả, đệ tam tổ Huyền Quang tôn giả, Đại Tư đồ Trần Nguyên Đán, và đặc biệt là Anh hùng dân tộc – Danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi. Ngày 15 tháng 02 năm 1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Côn Sơn. Sau khi thắp hương ở chùa và Tổ đường, Bác dừng lại bên tấm bia “Côn Sơn Tư Phúc tự bi”. Bác dịch và giảng giải cho anh em trong đoàn hiểu về nội dung của tấm bia. Hình ảnh Bác Hồ đọc bia ở chùa Côn Sơn là biểu tượng thiêng liêng của văn hoá xứ Đông.
Cùng ngày, Bác cùng cả đoàn lên núi Côn Sơn thăm phong cảnh Thanh Hư Động và Thạch Bàn, nơi Nguyễn Trãi thường ngồi đọc sách, làm thơ và suy tư việc nước. Tại mảnh đất lịch sử này, Người căn dặn: “Cán bộ và nhân dân phải bảo vệ tốt di tích lịch sử, trồng nhiều cây để Côn Sơn trở thành nơi tùng lâm đẹp đẽ”. Lời dặn dò của Bác là phương châm, là nhiệm vụ cao cả của Đảng bộ, nhân dân tỉnh Hải Dương nói riêng và cả nước nói chung trong sự nghiệp bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị khu di tích lịch sử danh thắng Côn Sơn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh vào lễ phật chùa Côn Sơn
Bác thăm nhà bia chùa Côn Sơn
Bác Hồ đọc bia “Côn Sơn Tư Phúc Tự bi”
Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi lưu bút tại Côn Sơn
Bác cùng đoàn cán bộ tỉnh Hải Dương và các nhà sư chùa Côn Sơn
lên thăm núi và rừng Côn Sơn
Bác lên thăm Thạch Bàn và khu vực Thanh Hư Động
Bác thăm suối Côn Sơn
Bác dừng chân tại Thạch Bàn chụp ảnh với đoàn cán bộ lãnh đạo
tỉnh Hải Dương và nhà sư chùa Côn Sơn
Bác dừng chân tại Thạch Bàn chụp ảnh với đoàn cán bộ lãnh đạo
tỉnh Hải Dương và nhà sư chùa Côn Sơn
Bác nói chuyện với cán bộ, nhà sư và nhân dân
khu di tích Côn Sơn ngày 15/2/1965
Bác nói chuyện với cán bộ, nhà sư và nhân dân khu di tích Côn Sơn.
Bác căn dặn “Cán bộ và nhân dân phải bảo vệ cho tốt di tích lịch sử,
trồng nhiều cây để Côn Sơn trở thành nơi tùng lâm đẹp đẽ”