Cũng như hầu hết các tác phẩm khác ở thời Lý Trần, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn được viết bằng chữ Hán. Nhiều người đã dịch ra tiếng Việt như Trần Trọng Kim, Phan Kế Bính, Ngô Tất Tố…. Bản dịch hiện hành do ông Bùi Văn Nguyên dịch trên cơ sở tham khảo các bản dịch của ba ông trên.
Cũng như hầu hết các tác phẩm khác ở thời Lý Trần, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn được viết bằng chữ Hán. Nhiều người đã dịch ra tiếng Việt như Trần Trọng Kim, Phan Kế Bính, Ngô Tất Tố…. Bản dịch hiện hành do ông Bùi Văn Nguyên dịch trên cơ sở tham khảo các bản dịch của ba ông trên.
Đối với một tác phẩm “thiên cổ hùng văn” như thế, chúng ta đều mong muốn có một bản dịch tốt, xứng đáng với nguyên tác. Chúng tôi thấy bản dịch Hịch Tướng sĩ hiện hành là một bản dịch tốt vì:
1. Nhìn chung đã chuyển đạt được nội dung cơ bản của nguyên tác
2. Đã chuyển đạt được tính chất hài hoà, cân đối, nhịp nhàng của thể văn biền ngẫu ở nguyên tác.
3. Đã bảo lưu được sắc thái cổ kính của một tác phẩm ra đời cách đây gần 700 năm nhưng vẫn tương đối dễ hiểu đối với chúng ta ngày nay.
Tuy vậy, bản dịch hiện hành vẫn tồn tại một số nhược điểm cần khắc phục, mà chủ yếu là có nhiều chỗ dịch chưa sát, dẫn đến hiểu sai nội dung của nguyên tác. Trước hết, chúng tôi thấy cần phải hiện đính lại tiêu đề của bài Hịch. Nếu chú ý, người đọc sẽ phát hiện ra rằng: theo tiêu đề “hịch tướng sĩ” thì Trần Quốc Tuấn viết bài hịch này nhằm khuyên răn, động viên, kêu gọi các tướng lĩnh và binh sĩ nhưng suốt cả bài hịch ông chỉ nhằm vào các tướng lĩnh chứ không hề đề cập tới hàng ngũ binh sĩ. Điều này chứng tỏ tiêu đề không phù hợp với nội dung. Tại viện bảo tảng lịch sử Hà Nội còn trưng bày một dị bản khác của bài hịch với tiêu đề Dự chư tướng hịch văn nghĩa là “Bài hịch khuyên răn các tỳ tướng”. Tiêu đề này honà tonà ăn khớp với nội dung cho nên nó hợp lý hơn. Xác định đúng đối tượng của bài hịch là vấn đề vô cùng quan trọng. Vì nó sẽ giúp ta tìm hiểu sự nhận thức của Trần Quốc Tuấn về vai trì và sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân cũng như sự phát triển tư tưởng của tổ tiên ta từ thời Trần đến thời Lê.
Ở nguyên tác, đoạn tố cáo thái độ hống hách, láo xược của tên sứ nhà Nguyên, Trần Quốc Tuấn viết: “Thiết kiến nguỵ sữ vãng lai đạo đồ bàng ngọ” nghĩa là: “Ngõ trộm tên nguỵ sứ đi lại nghênh ngang ngoài đường”. Trần Quốc Tuấn dùng từ “Thiết kiến” nghĩa là “nhìn trộm” để các tỳ tướng thấy được nỗi nhục nhã của mình – những vị tướng của triều đình khi đứng trước tên nguỵ sứ của quân Nguyên. Từ đó, ông khơi dậy ở họ lòng căm thù giặc sâu sắc để họ biến căm thù thành sức mạnh dặng báo thù cho chủ, rử nhục cho nước. Câu đó, bản dịch hiện hành là : “ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường”. “Ngó thấy” tức là nhìn một cách công khai không diễn đạt được dụng ý sâu sác của tác giả. Cũng trong câu trên, tác giả dùng từ “nguỵ sức” nghĩa là “tên sứ giả hiệu”. Tác giả coi tên sứ của quân Nguyên là nguỵ sứ vì theo quan niệm truyền thống của nhân dân Trung Quốc, hai triều đại Nguyên và Thanh là hai triều đại giả hiệu, không chính thống nên họ đều gọi là “nguỵ triều”: Triều nguyên do quân Mông Cổ xâm chiếm Trung Quốc là lập nên, triều Thanh do Mãn Thanh xâm lược lãnh thổ của người Hán mà dựng dậy chứ không phải là hai triều đại chính thống của nhân dân Trung Quốc. Tên sứ của nguỵ triều ắt phải là nguỵ sứ. Tác giả gọi tên sứ của quân Nguyên là nguỵ sứ sẽ phù hợp với lập trường và quan điểm của nhân dân Trung Quốc nhất là dân tộc Hán lúc bấy giờ, đều có thể tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ của họ. Nhờ thế mà có tác dụng phân hoá kẻ thù, làm suy yếu lực lượng quân địch. Thế mới thật là sâu sắc. Thế nhưng từ “nguỵ sứ” được dịch là “sứ giặc”. Từ “Sứ giặc” chỉ biểu thị dược lòng căm thù chứ không mang ý nghĩa sâu sắc như từ “nguỵ sứ”. Nếu muốn diễn đạt ý “sứ giặc” thì Trần Quốc Tuấn sẽ chọn 1 trong 3 từ sau đây: “Lỗ sứ”, “tặc sứ” và “khấu sứ”. Về mặt thanh điệu, cả 3 từ đó đều là những âm tiết mang thanh trắc như từ “nguỵ sứ” nên không ảnh hưởng gì đến âm điệu của câu văn. Vởy chúng tôi đề nghị dịch câu: “thiết kiến, nguỵ sứ ngang ngoài đường”.
Trong bài hịch, Trần Quốc Tuấn phê phán gay gắt một số thái độ và việc làm sai trái của các tỳ tướng như: : “Vi bang quốc chi tướng, thi lập di trù nhi vô phẫn tâm” nghĩa là: “Làm tướng của một nước phải đứng hầu tên tù trưởng mọi rợ mà không biết tức”. Tác giả không những gọi tên sứ của quân Nguyên là “nguỵ sứ” mà còn gọi là “di trù” nghĩa là “tên tù trưởng mọi rợ”. Tác giả dùng từ “di tù” với 3 dụng ý sau:
– Biểu thị sự khinh bỉ tột độ của mình đối với quân giặc
– Khơi dậy các tỳ tướng lòng tự tôn dân tộc để họ càng căm thù giặc sâu sắc và quyết tâm biến căm thù thành sức mạnh.
– Cách gọi đó phù hợp với quan niệm lâu đời của dân tộc Hán
– Lúc đó, họ đang ngày đêm nung nấu căm thù để tìm trăm phương nghìn kế lật đổ ách thống tị cuả ngoại tốc là quân Mông Cổ – một thứ “mọi rợ” tàn bạo nhất thế thới ở thế kỷ VIII. Vì thê mà lại có tác dụng phân hoá kẻ thù, làm suy yếu lực lượng quân địch.
Câu nói được dịch là: “làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức”. Từ “di tù” được dịch là “quân giặc”, từ “quân giặc” chỉ biểu thị được lòng căm thù chứ không chứa đựng được nhiều ý nghĩa sâu sắc như từ “di tù”.
Trần Quốc Tuần còn phê phán các tỳ tướng: “hoặc cam mỹ tửu, hoặc thị dâm thanh” nghĩa là: “hoặc ham thích rượu ngon, hoặc yêu thích ca nhạc bất chính”. Như vậy Trần Quốc Tuấn chỉ phản đối các tỳ tướng yêu thích loại ca nhạc yếu đuối vì nó làm giảm ý chí chiến đấu và làm sao nhãng việc luyện tập võ nghệ, từ đó dẫn đến nguy cơ mất nước “Hoặc mê tiếng hát” thì sẽ làm cho người đọc hiểu nhầm rằng Trần Quốc Tuấn là người quá khắt khe, phản đối các tỳ tướng thích mọi loại ca nhạc dù cho đó là loại ca nhạc chân chính. Vậy chúng tôi đề nghị câu “hoặc cam mỹ tửu”, hoặc thị dâm thanh” là “hoặc thích rượu ngon, hoặc mê âm nhạc”.
Đoạn tố cáo tội ác tày trời và lòng tham vô đáy của quân giặc, Trần Quốc Tuấn viết: “Giả Vân Nam Vương chỉ hiệu nhi nhu kim ngân” nghĩa là: “Dựa vào mệnh lệnh cảu Vân Nam Vương mà đòi bạc vàng”. Theo lệnh của Hốt Tất Liệt và Vân Nam Vương, tên nguỵ sứ của quân Nguyên sang nước ta lúc bấy giờ ra sức vơ vét vàng bạc châu báu để mang về nước ta một cách vô cùng ngang nhiên, trắng trợn. Câu ấy có dịch là: “Giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng”. trong tiếng việt ta, từ “Giả hiệu” có nghĩa là giả dối, giả mạo, khống chính hiệu. Người đọc sẽ hiểu câu: “giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng” là: “Tên sứ của quân Nguyên sang nước ta giả mạo lấy lệnh của vân Nam Vương mà thu bạc vàng”(chứ bản thân Vân Nam Vương không ban lệnh ấy). Như vậy hành động vơ vét bạc vàng châu báu nước ta của tên sứ quân Nguyên vốn ngang nhiên trắng trợn và đại diện cho triều đình quân giặc lại trở nên lén lút, vụng trộm và chỉ mang danh ghĩa của cá nhân nó. Vì vậy mà sức tố cáo tội ác tày trời và lòng tham vô đáy của quân giặc đã làm giảm đi rõ rệt. Vậy chúng tôi đề nghị dịch câu: “Giả Vân Nam Vương chỉ hiệu nhi nhu kim ngân’ là: “Dựa lệnh Vân Nam Vương mà thu bạc vàng”.
Trong đoạn nói về cách đối xử của mình với các tỳ tướng, Trần Quốc Tuấn viết: “Quan ty trắc hiên kỳ trước” nghĩa là: “Quan nhỏ thì ta thăng trước”, hay “chức nhỏ thì ta thăng trước”. Ngày xưa, chức và tước thường tương ứng với nhau nên thăng chức thường cũng đi đôi với thăng tứơc, nhưng cũng có khi vị tất như thế. Mối quan hệ giữa chức và tước ngày xua cũng na ná như mối quan hệ giữa chức vụ và quân hàm của sĩ quan hiện nay. Trần Quốc Tuấn, chủ trường thăng tước cho những vị tỳ tướng quan còn nhỏ, chức còn thấp nhằm mục đích tăng thêm đãi ngộ về quyền lợi vật chất để vợ con họ luôn luôn có một đời sống kinh tế ổn định. Có như vậy, họ mới thực sự an cư lạc nghiệp, ra sức huấn luyện quan sĩ, trau dồi võ nghệ đặng tiêu diệt quân địch, báo thù cho chủ, rửa nhụ cho nước. Câu nói đó đã được dịch là: “Quan nhỏ thì ta thăng chức”. Như vậy thành ra những vị tỳ tướng nào quan còn nhỏ đều được thăng chức, đều được “đề bạt” cả. Do đó dẫn đến tình trạng xô bồ giao việc quá sức một cách phổ biến tạo ra một đội ngũ cán bộ chỉ huy cao cấp nhưng năng lực yếu. Dịch như thế sẽ làm cho người đọc hiểu sai thiện ý, hiểu sai “đường lối cán bộ” của Trần Quốc Tuấn – Vị tướng thiên tài của dân tộc ta. Chúng tôi đề nghị cứ dịch thẳng câu: “Quan ty tắc thiên kỳ tước” là “Quan nhỏ thì ta thăng tước”.
Trên đây chúng tôi đã nêu lên những ưu điểm và đặc biệt lưu ý tới một đôi chỗ chưa thật sát dúng của bản dịch “Hịch tướng sĩ” hiện hành nhằm mục đích trao đổi với mọi người để cùng nhau hiểu cho thật chính xác một tác phẩm bất hủ ra đời trong hào khí Đông A./.
Nguyễn Cảnh Phức