HÀNG VẠN NGƯỜI ĐỔ VỀ KIẾP BẠC XEM DIỄN XƯỚNG HỘI QUÂN

Sáng 1/10 (17/8 âm lịch), diễn xướng hội quân đã được tổ chức hùng tráng tại khu vực sông Lục Đầu phía trước cổng đền Kiếp Bạc (Chí Linh).

W_dsc_7993.jpg
                                      Diễn xướng hội quân trên sông Lục Đầu là một chương trình nghệ thuật đặc sắc, hoành tráng,
thu hút hàng trăm võ sinh, diễn viên không chuyên, nhiều đội lân sư rồng tham gia

Từ sáng sớm, hạng vạn người dân, du khách thập phương đã đứng chật kín khu vực tổ chức sự kiện.

W_dsc_7901.jpg
                                                         Các lực lượng hừng hực khí thế tham gia diễn xướng hội quân

Trên bến, 500 võ sinh môn phái Võ Nhất Nam, 100 tiêu binh, hàng trăm diễn viên không chuyên và các đội lân sư rồng, trống, chiêng trong trang phục cổ truyền, hừng hực khí thế. Dưới dòng Lục Đầu Giang, 32 “chiến thuyền” của ngư dân Kênh Giang (Đông Triều, Quảng Ninh) được trang trí lộng lẫy, sẵn sàng đợi hiệu lệnh.

W_dsc_7882.jpg
                             Trên bờ, các võ sinh môn phái Võ Nhất Nam tái hiện cuộc duyệt binh biểu dương lực lượng ở Vạn Kiếp khi xưa

Pháo hiệu bắt đầu, tiếng trống, tiếng chiêng nổi lên làm cả vùng Kiếp Bạc rộn vang. Các lực lượng trên bờ, dưới nước phối hợp nhịp nhàng dàn trận, hiệp đồng diễn xướng hội quân theo 3 chủ đề.

W_img_2435.jpg
                                                              Dưới nước, các “chiến thuyền” tái hiện cảnh hợp quân

Chủ đề 1 “Hào khí Đông A” gợi nhớ về cuộc duyệt binh biểu dương lực lượng chuẩn bị kháng chiến ở Đông Bộ Đầu tháng 8 năm Giáp Thân (1284) và cuộc hội 20 vạn quân ở Vạn Kiếp năm 1285 với sức mạnh ba quân hừng hực ý chí chiến đấu và quyết tâm sát Thát át cả sao Ngâu, hào khí Đông A ngất trời hùng tráng.

W_img_2436.jpg
                                                                               Cả khu vực sông Lục Đầu rực rỡ sắc màu lễ hội

Chủ đề 2 “Hùng khí Lục Đầu”, tái hiện lại khí thế đánh giặc cứu nước của quân dân Đại Việt, với chiến thắng Vạn Kiếp năm 1285 khiến chủ tướng giặc là Thoát Hoan phải chui vào ống đồng chạy trốn. Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, bắt sống tướng chỉ huy của giặc là Ô Mã Nhi trên sông Bạch Đằng.

dsc_0850.jpg
                                 Tiếng trống, chiêng thúc giục làm cho diễn xướng hội quân càng trở nên sôi động

Chủ đề 3 “Ca khúc khải hoàn” diễn tả phong cảnh thanh bình của đất nước sau chiến thắng giặc ngoại xâm, những hình ảnh múa hát, trồng dâu, dệt vải, hái thuốc được tái hiện trên sân khấu.

Diễn xướng hội quân trên sông Lục Đầu nhằm gợi nhớ về bản hùng ca giữ nước, tái hiện sức mạnh của cha ông ta ở triều đại nhà Trần, gợi nhớ về Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – người kết tinh rực rỡ hào khí Đông A, linh hồn của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông xâm lược; đồng thời, khơi dậy tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc và tinh thần chống giặc ngoại xâm cho các thệ hệ con dân nước Việt hôm nay.

W_img_2434.jpg
Diễn xướng hội quân trên sông Lục Đầu không chỉ làm Lễ hội mùa thu Côn Sơn – Kiếp Bạc thêm đặc sắc mà còn khơi dậy tình yêu quê hương                     đất nước, niềm tự hào dân tộc và tinh thần chống giặc ngoại xâm cho các thệ hệ con dân nước Việt hôm nay.

Diễn xướng hội quân trên sông Lục Đầu là một trong những nội dung quan trọng tại Lễ hội mùa thu Côn Sơn – Kiếp Bạc hằng năm, được phục dựng và nâng tầm từ năm 2006.

W_dsc_0806.jpg
                                                   Hàng vạn người dân và du khách chăm chú ngồi theo dõi diễn xướng hội quân

Đây là lễ hội quân trên sông duy nhất tại Việt Nam, nằm trong khuôn khổ một lễ hội đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nguồn: baohaiduong.vn

Để lại một bình luận