Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác nhất trên website Di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "consonkiepbac.org.vn". (Ví dụ: tin tức mới consonkiepbac.org.vn). Tìm kiếm ngay
569 lượt xem

LỄ TƯỞNG NIỆM 771 NĂM NGÀY MẤT CỦA TRẦN TRIỀU AN SINH VƯƠNG TRẦN LIỄU – THÂN PHỤ ANH HÙNG DÂN TỘC TRẦN HƯNG ĐẠO (1251- 2022)

Sáng ngày mùng 1/5/ 2022( tức ngày mùng 0 1 /4 năm Nhâm dần) tại khu di tích Kiếp Bạc ,Ban Quản Lý Di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc tổ chức Lễ tưởng niệm 771 năm ngày mất của Trần Triều An Sinh Vương Trần Liễu -thân phụ Anh Hùng Dân Tộc Trần Hưng Đạo.

Tham dự có: Lãnh đạo, nhân viên Ban Quản Lý Di Tích Côn Sơn – Kiếp Bạc; Lãnh đạo và nhân dân địa phương xã Hưng Đạo; các cơ cánh hầu đồng và du khách thập phương.

Lễ dâng hương tưởng niệm 771 năm ngày mất của Trần Triều An Sinh Vương Trần Liễu

Nội dung buổi lễ gồm: lễ dâng hương tưởng niệm,cúng Trần Triều đại khoa ,cúng khao chúng sinh ,hầu thánh.

Trần Liễu sinh năm 1211, là con trưởng thượng hoàng Trần Thừa, anh trai của Trần Cảnh (tức vua Trần Thái Tông – vị vua đầu tiên của triều Trần). Nguyên quán tại Hương Tức Mặc – phủ Thiên Trường – tỉnh Nam Định. Nhà Lý đến đời vua thứ bảy là Lý Cao Tông làm vua 35 năm (1176 – 1210), sinh ra Thái Tử Sam. Thái Tử Sam lấy Trần Thị Dung làm vợ, khi nối ngôi là vua Lý Huệ Tông. Lý Huệ Tông chỉ có 2 con gái, chị là công chúa Thuận Thiên, em là công chúa Chiêu Thánh. Lớn lên, Thuận Thiên lấy Trần Liễu và Chiêu Thánh lấy Trần Cảnh.

Vì không có con trai nên Lý Huệ Tông nhường ngôi cho con gái Chiêu Thánh. Chiêu Thánh làm vua, hiệu là Lý Chiêu Hoàng. Lý Chiêu Hoàng làm vua được một năm (1224 – 1225) thì nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Trần Cảnh lên ngôi – lấy hiệu là Trần Thái Tông – vị vua đầu tiên của Triều Trần.

Mùa xuân năm Đinh Dậu (1237), vua cắt đất ở các xã An Phụ, An Sinh, An Dưỡng, An Hương, An Bang (nay thuộc thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương và thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) cho Trần Liễu làm thái ấp và phong cho ông làm An Sinh Vương ở đây. Vì thế từ đấy sử sách đều chép ông là An Sinh Vương.

Sau khi được cắt đất lập ấp. An Sinh Vương Trần Liễu giúp vua trấn thủ vùng Đông Bắc, từ đỉnh Yên Thụ, Yên Tử, An Sinh Vương đã ra sức kiến thiết một cõi Hải Đông thành vùng giầu có, dân các nơi: Thị xã Kinh Môn, Đông Triều, Yên Hưng nhiều nơi thờ ông làm thành hoàng. Cuộc đời An Sinh Vương sống đạm bạc, lấy việc xây trang ấp giầu mạnh, dân trang ấp no đủ làm vui, dạy các con phương trưởng là điều hạnh phúc. Trong việc khai hoá vùng sơn dã thành một trung tâm văn hoá, khoa bảng nở rộ, tăng viện huy hoàng, đạo quán rộng khắp nổi tiếng vương triều, đề có công mở đường của An Sinh Vương.

Tương truyền, Trần Liễu lên núi An Phụ ngắm cảnh, quan sát toàn bộ khu vực đất đai, sau đó ông cho lập ấp chiêu binh, xây dựng chùa ở khe núi gọi là chùa Gạo. Đây là nơi tích lũy lương thực, những năm mất mùa, đói kém, ông miễn thuế cho nhân dân trong vùng lên được người dân vô cùng kính trọng.

Năm Tân Hợi, mùa hạ, tháng 4, niên hiệu Nguyên Phong thứ nhất (1251), An Sinh Vương tạ thế tại phủ đệ Yên Phụ, hưởng thọ 41 tuổi. Vua Trần Thái Tông truy phong tước Đại Vương, cho sửa chữa phủ đệ trên đỉnh núi Yên Phụ (nay thuộc Phường An Sinh, thị xã Kim Môn, tỉnh Hải Dương) thành đền Cao để thờ.

Đây là nghi lễ cổ truyền của đền Kiếp Bạc trùng với lễ lập hạ nghênh tường, được nhà nước và chính quyền địa phương tổ chức trọng thể hàng trăm năm qua đến nay vẫn được duy trì. Năm nay, lễ tưởng niệm diễn ra vào dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham gia. Đây là dịp giáo dục truyền thống yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc đối với mỗi người dân Việt Nam. Đồng thời thể hiện sự biết ơn của thế hệ con cháu với các bậc tiền nhân có công xây dựng đất nước.

                                                                                                                                                                         Ban QLDT Côn Sơn – Kiếp Bạc

Bài viết cùng chủ đề:

Bài viết mới cập nhật:

Trả lời